Đầu tư công là một trong những ngành được nhắc đến nhiều nhất trong thời gian qua, với những kỳ vọng lớn về tiềm năng tăng trưởng, trong bối cảnh Chính phủ đang quyết liệt đẩy mạnh tiến độ giải ngân đầu tư công với các dự án trọng điểm. Tiếp nối những kết quả tích cực trong 7 tháng đầu năm, thời gian tới vẫn sẽ có rất nhiều dự án trọng điểm được triển khai, tiêu biểu như cao tốc Bắc - Nam, sân bay Long Thành,... Vậy triển vọng chung của ngành thế nào ? Những doanh nghiệp nào sẽ hưởng lợi lớn nhất ? Xin mời anh/chị cùng theo dõi bài viết:

Câu chuyện Đầu tư công năm 2023

Tình hình giải ngân vốn đầu tư công 2023

  • Kế hoạch đầu tư công trong năm 2023 được thông qua ở mức 707 nghìn tỷ đồng (kỳ vọng tăng 25% so với năm 2022), đây là một con số tương đối lớn trong khoảng thời gian một năm .
  • Ngay từ đầu năm, Chính phủ đã chỉ đạo thực hiện quyết liệt các giải pháp thúc đẩy giải ngân, cùng với sự nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương, tiến độ giải ngân đầu tư công 7 tháng đầu năm đã đạt được những kết quả tích cực:
  • Luỹ kế giải ngân đầu tư công trong 7 tháng đầu năm ghi nhận 267,63 nghìn tỷ đồng, đạt 37,85% kế hoạch đề ra.
  • Tăng trưởng luỹ kế so với cùng kỳ đạt 43,23%.

Triển vọng đầu tư công nửa cuối 2023

  • Để hoàn thành 95 - 100% kế hoạch đề ra, Chính phủ sẽ cần giải ngân hơn 440 nghìn tỷ đồng trong 5 tháng cuối năm. Đây là khối lượng công việc khá lớn trong giai đoạn nửa cuối năm, tuy nhiên với tình hình giải ngân cải thiện dần qua các tháng, kỳ vọng triển vọng đầu tư công sẽ tích cực hơn vào nửa cuối năm 2023. 
  • Kỳ vọng giải ngân đầu tư công trong nửa cuối 2023 tiếp tục đến từ các dự án trọng điểm đang được triển khai như Cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 1&2, sân bay Long Thành, Vành đai 3 (Tp.HCM), các cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuật, Biên Hoà - Vũng Tàu, Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng,...
  • Việc đẩy mạnh giải ngân đầu tư công cùng các dự án trọng điểm sẽ tạo động lực mạnh mẽ cho nền kinh tế thông qua tác động tích cực tới rất nhiều ngành liên quan, tiêu biểu như vật liệu xây dựng (Thép, xi măng, đá, nhựa đường,...), thi công hạ tầng, bất động sản, logistics,.. Trong đó, các doanh nghiệp thi công hạ tầng và xây dựng, có uy tín và kinh nghiệm, trúng thầu các dự án lớn sẽ được hưởng lợi trực tiếp, qua đó giúp cải thiện đáng kể kết quả hoạt động kinh doanh.

 

=> Đăng ký sử dụng ngay Bộ Công Cụ Hỗ Trợ Đầu Tư toàn diện có đầy đủ công cụ đánh giá Toàn Cảnh Thị Trường, Phân Tích Vĩ Mô, Phân Tích Ngành, Phân Tích Cổ Phiếu và Gợi Ý Cơ Hội Đầu Tư. Đăng ký trực tiếp tại đường Link: https://techprofit.vn/cong-cu-ho-tro-dau-tu

Các doanh nghiệp được hưởng lợi

Tổng công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (VCG)

Tổng công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) là một trong những doanh nghiệp uy tín và có năng lực hàng đầu trong lĩnh vực thi công và xây lắp. Với việc trúng thầu nhiều dự án trọng điểm, doanh nghiệp được kỳ vọng sẽ được hưởng lợi lớn từ các dự án đầu tư công trong năm 2023:

  • Mảng xây dựng hạ tầng được hưởng lợi mạnh mẽ: Doanh thu quý I và II của VCG lần lượt tăng mạnh 47% và 108% (YoY) với động lực chính đến từ mảng xây dự hạ tầng từ việc hoàn thành và đưa vào sử dụng 3 gói thầu lớn tại dự án đầu tư xây dựng cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 1 (Vĩnh Hảo – Phan Thiết, Mai Sơn – Quốc Lộ 45, Phan Thiết – Dầu Giây)

Kết quả hoạt động kinh doanh tích cực của VCG trong nửa đầu 2023

  • Backlog xây dựng lớn: Trong thời gian tới, doanh nghiệp sẽ tiếp tục triển khai các dự án như đường Vành đai 4 - Vùng thủ đô, Bãi Vọt - Hàm Nghi,... Theo ước tính, backlog đã ký đến cuối T6/2023 của VCG ở mức hơn 20 nghìn tỷ đồng, trong đó tổng các gói thầu đã trúng từ các dự án đầu tư công khoảng 16-17 nghìn tỷ đồng.
  • Điểm nhấn Long Thành: Cảng hàng không Quốc tế Long Thành là dự án đầu tư công nổi bật và nhận được rất nhiều sự quan tâm. Việc liên danh Vietur, trong đó có VCG trúng thầu gói thầu 5.10 - gói thầu có giá trị lớn nhất của dự án sẽ đem lại động lực tăng trưởng lớn cho doanh nghiệp trong tương lai.

Dự án Cảng hàng không Quốc tế Long Thành

CTCP Đầu tư Hạ tầng giao thông Đèo Cả (HHV)

CTCP Đầu tư Hạ tầng giao thông Đèo Cả (HHV) là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực vận hành BOT, doanh nghiệp đang thi công các dự án lớn và được kỳ vọng cũng sẽ hưởng lợi từ làn sóng “đầu tư công” trong thời gian tới:

  • Backlog lớn: Tổng giá trị backlog đến tháng 6/2023 của doanh nghiệp đạt 4.000 tỷ đồng, chủ yếu từ các dự án đường ven biển Bình Định, Cao tốc Quảng Ngãi – Hoài Nhơn, Dự án nâng cấp, mở rộng đèo Prenn. HHV cũng là đơn vị hàng đầu với công nghệ làm hầm đường bộ xuyên núi, giúp nâng cao lợi thế cạnh tranh và khả năng trúng thầu thêm các dự án hạ tầng giao thông trong tương lai.
  • Mảng BOT đem lại doanh thu ổn định: HHV hiện tại đang quản lý, vận hành khoảng 15 trạm thu phí dịch vụ cùng 25km hầm đường bộ, hơn 265km đường cao tốc và Quốc lộ. Nguồn thu từ mảng này được kỳ vọng đem tới dòng tiền ổn định hàng năm cho doanh nghiệp.

HHV là đơn vị hàng đầu với công nghệ làm hầm đường bộ xuyên núi

Đánh giá C4G

CTCP Tập đoàn CIENCO4 (C4G) cũng là một cái tên được hưởng lợi từ các dự án đầu tư công. Doanh nghiệp với kinh nghiệm xây dựng đã và đang trúng thầu nhiều dự án lớn:

  • Các dự án Cao tốc Bắc Nam đoạn Diễn Châu – Bãi Vọt, Nghi Sơn – Diễn Châu, sân bay Phú Bài,... đã đem lại nguồn doanh thu và lợi nhuận tích cực cho doanh nghiệp trong nửa đầu 202.
  • Trong thời gian tới, việc trúng thầu trúng thầu 2 dự án thuộc cao tốc Bắc Nam giai đoạn 2 là cao tốc Bùng – Vạn Ninh và Hậu Giang – Cà Mau với tổng giá trị là 3.500 tỷ đồng được kỳ vọng tiếp tục là động lực tăng trưởng chính cho C4G.

 

=> Xem thêm: #5. Hướng dẫn sử dụng công cụ Phân Tích Ngành - Tìm kiếm cơ hội từ phân tích nhóm ngành