Khi đến mùa báo cáo tài chính thì sẽ có rất nhiều doanh nghiệp ra báo cáo đồng loạt với nhau. Vậy làm cách nào để có thể nắm được tình hình kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp tốt một cách nhanh nhất. Mời anh chị nhà đầu tư theo dõi bài viết hướng dẫn sử dụng công cụ kết quả kinh doanh sau đây.
Bảng kết quả kinh doanh là gì?
Bảng kết quả kinh doanh là một bảng tổng hợp kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp trên sàn chứng khoán. Các doanh nghiệp đều đã được phân chia theo ngành nghề đang kinh doanh chính.
Mục đích để đánh giá được doanh nghiệp quý vừa rồi đang làm ăn kinh doanh có thực sự hiệu quả không, doanh nghiệp đang trong giai đoạn nào: tăng tốc, hồi phục hay suy giảm.
Bảng này sẽ được cập nhật liên tục trong mùa báo cáo tài chính, những mã nào mới ra nhất sẽ được cập nhật ở trên cùng của bảng.
=> Ưu đãi 15 ngày trải nghiệm miễn phí toàn bộ tính năng khi Đăng ký Bộ Công Cụ Hỗ Trợ Đầu Tư của TechProfit: https://techprofit.vn/signup?utm_source=web08
Cách dùng bảng kết quả kinh doanh
Các thành phần chính trên bảng
Bảng kết quả kinh doanh sẽ bao gồm các chỉ tiêu: doanh thu; lợi nhuận; tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận YOY và QOQ; vốn hóa của từng doanh nghiệp và định giá theo P/E, P/B.
Cách sử dụng hiệu quả
Bước 1
- So sánh kết quả kinh doanh của toàn ngành so với thị trường, để đánh giá tình kinh doanh của ngành đó tăng trưởng/hồi phục/suy giảm so với bức tranh chung của thị trường trong quý ra BCTC. Sau đó chọn được những ngành có kết quả kinh doanh tốt trong quý.
- Hoặc mọi người có thể chọn ngành mà mình đang nắm giữ cổ phiếu hoặc quan tâm để đánh giá so với toàn thị trường.
Bước 2
- Sau khi đã đánh giá bức tranh chung của ngành thì mọi người sẽ đánh giá các cổ phiếu trong ngành. Có 2 cách để đánh giá các cổ phiếu là so sánh doanh nghiệp với chính nó trong quá khứ và so sánh doanh nghiệp với bức tranh chung của toàn ngành.
- Trên bảng kết quả kinh doanh sẽ có 2 chỉ số so sánh là YoY (Year over Year) và QoQ (Quarter on Quarter). Vậy khi nào nên so sánh theo chỉ số YoY và khi nào nên so sánh theo chỉ số QoQ?
- Tùy vào đặc điểm của từng doanh nghiệp thì chúng ta sẽ lựa chọn chỉ số YoY hay chỉ số QoQ.
- Đối với những doanh nghiệp có tính mùa vụ thì sẽ dùng chỉ tiêu so sánh YoY, còn những doanh nghiệp khác thì dùng chỉ tiêu QoQ.
- Ví dụ:
PNJ là một doanh nghiệp có tính mùa vụ, thường thì quý 4 sẽ là quý bán chạy nhất cũng như là quý cao điểm của PNJ, quý 3 là quý thấp điểm của PNJ. Nếu so sánh PNJ với quý trước là quý 3/2023 thì PNJ sẽ có sự tăng trưởng rất mạnh 149,46%, nhưng so sánh với cùng kỳ quý 4/2022 thì PNJ chỉ tăng trưởng 34,37%. Vì vậy nếu dùng chỉ tiêu QoQ thì sẽ không chính xác với bản chất doanh nghiệp, mà nên dùng chỉ tiêu YoY.
- Những doanh nghiệp khác, ví dụ như ngành chứng khoán thì nên dùng chỉ tiêu QoQ để đánh giá được xu hướng của ngành, thay vì chỉ tiêu YoY.
- Qúy 4/2022 là một quý tạo đáy doanh thu và lợi nhuận của ngành chứng khoán, nếu dùng chỉ tiêu YoY thì chúng ta có thể thấy ngành chứng khoán, điển hình là VND hồi phục rất mạnh. Tuy nhiên, sự hồi phục mạnh mẽ này là do so sánh với một nền rất thấp vào quý 4/2022, chứ không phải quý 4/2023 ngành chứng khoán với phục hồi mạnh mẽ, mà nó phục hồi từ những quý trước đó rồi.
- Trong khi, nếu dùng chỉ tiêu QoQ thì ngành chứng khoán giảm 12,44% so với quý 3/2023, nghĩa là tốc độ phục hồi của ngành Chứng khoán đang chậm lại.
Ngoài ra, anh chị có thể lọc theo thứ tự vốn hóa của cổ phiếu, P/E, P/B theo từng nhu cầu cũng như phương pháp của mình. Mong rằng phần chia sẻ trên đã giúp anh chị nhà đầu tư sử dụng hiệu quả công cụ bảng kết quả kinh doanh. Để hỗ trợ tốt hơn trong hoạt động đầu tư trên thị trường bằng việc nắm bắt nhanh nhất tính hình kinh doanh của các doanh nghiệp, giúp hỗ trợ việc chọn được cổ phiếu tốt và tiềm năng.
=> Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng công cụ cập nhật kết quả kinh doanh - Nắm bắt cơ hội đầu tư qua báo cáo tài chính