CTCP Tập đoàn Hoá chất Đức Giang (DGC) là doanh nghiệp nổi bật và có vị thế hàng đầu trong ngành hoá chất. Năm 2023 là 1 giai đoạn khó khăn với các DN ngành hoá chất khiến kết quả kinh doanh của DGC chịu ảnh hưởng nặng nề. Bước sang đầu năm 2024, liệu đã có sự hồi phục rõ rệt hơn? Và doanh nghiệp sẽ còn những tiềm năng gì để bứt phá trong thời gian tới? Mời anh/chị cùng TechProfit cập nhật báo cáo tài chính DGC quý 1/2024.
Kết quả hoạt động kinh doanh
- Quý 1/2024, DGC ghi nhận doanh thu 2.385 tỷ đồng (-4%YoY). Nhìn chung, doanh thu quý này của DGC vẫn ở mức thấp so với giai đoạn 2022 do chu kỳ ngành đi xuống. Cụ thể:
+ Phốt pho vàng và H3PO4 (đóng góp lớn nhất vào cơ cấu doanh thu) doanh thu giảm 7% vì giá bán giảm do thị trường trong nước và thế giới giảm. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến doanh thu của DGC ở mức thấp trong giai đoạn này.
+ Doanh thu 1 số sản phẩm khác đã có sự tăng trưởng: phân bón các loại tăng 24%, doanh thu DAP tăng 99%, doanh thu các chất bột giặt và tẩy rửa tăng 21%.
- Giá vốn lại tăng khiến biên lãi gộp thu hẹp xuống còn 32%. Lợi nhuận gộp tương ứng đạt hơn 766 tỷ đồng, giảm gần 14% so với cùng kỳ.
- Doanh thu tài chính của DGC vẫn ở mức cao, 165 tỷ do doanh nghiệp có lượng lớn tiền gửi ngân hàng, trong khi chi phí tài chính chỉ 18 tỷ đồng (7 tỷ đồng chi phí lãi vay).
- Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của DGC không có sự biến động quá nhiều.
- Lợi nhuận sau thuế quý 1 của DGC là 673 tỷ đồng và là mức thấp nhất trong vòng 10 quý - kể từ quý 4/2021. Đây cũng là quý thứ 3 liên tiếp doanh nghiệp này ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng âm so với quý liền trước.
=> Đăng ký khóa học Phân Tích Ngành theo Chu Kỳ. Bí kíp phát hiện sớm, chính xác khi các cơn sóng tăng của các cổ phiếu thuộc nhóm ngành CHU KỲ. Link đăng ký tại: https://forms.gle/PHDeH48byDUw1vwZ9
Bảng cân đối kế toán
- DGC vẫn đang giữ lượng tiền và tiền gửi ngân hàng lớn với hơn 9.500 tỷ đồng (66% tổng tài sản). Lượng tiền này là sự tích lũy qua 1 giai đoạn kinh doanh thuận lợi trong nhiều năm, đặc biệt là siêu chu kỳ hàng hóa 2022, giúp đem lại doanh thu tài chính lớn mỗi quý.
- Nợ vay của hiện tại đã giảm về mức thấp với chỉ 6,4%.
- Nhìn chung, cơ cấu tài chính của DGC rất an toàn và lành mạnh, với nợ vay thấp và lượng tiền lớn làm "bệ phóng" cho hoạt động M&A hay mở rộng sản xuất kinh doanh trong tương lai, khi chu kỳ ngành phục hồi.
Triển vọng doanh nghiệp
- Tác động từ cung-cầu phốt pho:
- Việc sắp tới mùa khô và tác động tiêu cực từ El Nino đã khiến sản lượng điện của Trung Quốc giảm mạnh, ảnh hưởng tới quá trình sản xuất và nguồn cùng phốt pho. Bên cạnh đó, quốc gia này cũng đang hạn chế sản xuất phốt pho do chính sách môi trường. Ngoài ra, việc nhu cầu tiêu thụ phân phốt phát trong 2024 sẽ khả quan hơn do Ấn độ đẩy mạnh nhập khẩu để tích trữ cho vụ mùa Rabi sắp tới, sẽ phần nào tác động giúp giá phốt pho tăng trở lại.
- Phốt pho vàng, Acid Phosphoric là nguyên liệu đầu vào trong quy trình sản xuất vi mạch điện tử, chất bán dẫn. Việc nhu cầu chất bán dẫn tăng cũng sẽ kéo thu nhu cầu và giá nguyên liệu tăng theo.
- Hiệu quả từ các thương vụ M&A: Việc hoàn tất mua lại CTCP Phốt pho 6 (công suất 9.800 tấn/năm) giúp DGC trở thành đơn vị có sản lượng phốt pho vàng lớn nhất với Nhà máy Hóa Chất Đức Giang Lào Cai (công suất 40.000 tấn/năm) và nhà máy thuộc CTCP Phốt pho Apatit Việt Nam (công suất 20.000 tấn/năm), nâng tổng công suất của doanh nghiệp lên 16%. Tuy nhiên, thị trường và giá phốt pho trong năm 2023 còn ảm đạm nên việc thâu tóm chưa mang lại kết quả rõ rệt. Do đó bước sang 2024, yếu tố tăng giá và sản lượng đầu ra kỳ vọng sẽ giúp kết quả kinh doanh của DGC thể hiện rõ rệt hơn.
- Các dự án lớn là động lực trong dài hạn:
- Dự án Đức Giang – Nghi Sơn: Hiện tại, 60% nguồn cung xút của Việt Nam là từ thị trường nhập khẩu cho thấy ngành Xút tại Việt Nam có nhiều dư địa phát triển với nhu cầu trong nước còn rất lớn. Xút và nhựa PVC là hai sản phẩm chính của dự án Đức Giang – Nghi Sơn. Sau khi đi vào hoạt động (2024 - 2025), nhà máy Đức Giang - Nghi Sơn có thể sản xuất khoảng 150.000 tấn Xút/năm, đưa DGC trở thành nhà cung cấp Xút lớn nhất Việt Nam. Ước tính doanh thu từ nhà máy sẽ giúp DGC tăng thêm 10% doanh thu/năm.
- Khu liên hợp Nhôm – Đắk Nông: DGC đang triển khai dự án khai thác quặng bô xít, chế biến bô xít thành alumin (giai đoạn 1 và giai đoạn 2 trong 2025-2026) và chế biến alumin thành nhôm (giai đoạn 3) tại tỉnh Đắk Nông. Theo ban lãnh đạo DGC cho biết, dự án Khu liên hợp Nhôm – Đắk Nông có quy mô khai thác khoảng 14,4 triệu tấn quặng bô xít/năm và 3 nhà máy tuyển quặng công suất 5,8 triệu tấn quặng tinh/năm, với giá Al2O3 hiện tại, giai đoạn đầu của dự án có thể tạo ra doanh thu ngang bằng với mảng kinh doanh photpho hiện tại của DGC – 430 triệu USD.
=> Xem thêm: Nhận định cổ phiếu MWG 2024 - Những triển vọng tiềm năng trong thời gian tới