CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FRT) là doanh nghiệp hàng đầu trong mảng bán lẻ, sở hữu FPT Shop - nhà bán lẻ điện thoại di động lớn thứ hai tại Việt Nam và chuỗi nhà thuốc Long Châu - hệ thống nhà thuốc lớn nhất cả nước, chuyên kinh doanh dược phẩm, dụng cụ y khoa, thực phẩm chức năng. Cùng Tech Profit cập nhật báo cáo tài chính FRT quý II/2023 những triển vọng trong thời gian tới.

Kết quả hoạt động kinh doanh

  • Doanh thu của FRT trong quý 2/2023 đạt 7.170 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ. Doanh thu chuỗi FPT Shop đạt 3.695 tỷ đồng, giảm 18% (YoY), trong khi chuỗi nhà thuốc Long Châu tiếp tục tăng trưởng ấn tượng khi đóng góp 3.615 tỷ đồng doanh thu, tăng mạnh 96% (YoY).
  • Nửa đầu năm 2023 đã chứng kiến sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp bán lẻ, cùng với mảng ICT đối mặt với thách thức lớn nhất trong nhiều năm qua, FRT đã thực hiện chính sách khuyến mãi nhằm hỗ trợ người tiêu dùng khiến doanh thu chỉ tăng 15%, trong khi tổng chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng mạnh gần 40% so với cùng kỳ. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chính ở mức âm 135 tỷ đồng.
  • Lợi nhuận sau thuế quý 2 của FRT ở mức thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây, ghi nhận lỗ 219 tỷ đồng.

  • Tuy FPT Shop với mảng ICT gặp nhiều khó khăn, nhưng Long Châu vẫn là điểm sáng trong kết quả kinh doanh của FRT. Luỹ kế 6 tháng đầu năm:
  • FPT Shop ghi nhận doanh thu 8.118 tỷ đồng (đóng góp 46% cơ cấu doanh thu), giảm 19% so với cùng kỳ.
  • Chuỗi nhà thuốc Long Châu đạt 6.899 tỷ đồng doanh thu, tăng mạnh 72% so với cùng kỳ, lần đầu chiếm phần hơn trong cơ cấu đóng góp doanh thu của FRT với 54%.

 

=> Đăng ký sử dụng ngay Bộ Công Cụ Hỗ Trợ Đầu Tư toàn diện có đầy đủ công cụ đánh giá Toàn Cảnh Thị Trường, Phân Tích Vĩ Mô, Phân Tích Ngành, Phân Tích Cổ Phiếu và Gợi Ý Cơ Hội Đầu Tư. Đăng ký trực tiếp tại đường Link: https://takeprofit.vn/cong-cu-ho-tro-dau-tu

Bảng cân đối kế toán của FRT

Tổng tài sản:

  • Là một doanh nghiệp bán lẻ, hàng tồn kho vẫn là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tổng tài sản của FRT với 68,98%, ghi nhận 6.065 tỷ đồng. Với tỷ trọng lớn như vậy, FRT đang phải chịu áp lực giải phóng hàng tồn kho khá lớn. 
  • Tỷ lệ Tiền/Tổng tài sản giảm dần so với các quý trước, nhưng vẫn giữ ở mức an toàn là 8%.

Tổng nguồn vốn:

  • Nợ vay của FRT toàn bộ là nợ vay ngắn hạn để tài trợ cho mở rộng bán lẻ mảng dược phẩm, ghi nhận 4.217 tỷ đồng. Tỷ lệ Nợ vay/Tổng tài sản đạt 46%, giảm so với các quý trước nhưng vẫn ở mức khá cao, đặc biệt là so với các doanh nghiệp cùng ngành, phần nào gây áp lực lên chi phí lãi vay, ảnh hưởng tới kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Triển vọng của FRT

FPT Shop: Mảng ICT được dự đoán tiếp tục chịu ảnh hưởng  do nhu cầu thị trường suy giảm trong bối cảnh lạm phát vẫn ở mức cao và có thể vẫn sẽ tác động xấu tới doanh thu và lợi nhuận của FRT. Bên cạnh đó, biên lợi nhuận của mảng kinh doanh này có thể sẽ bị ảnh hưởng do các chính sách khuyến mãi, cạnh tranh về giá ngày càng gay gắt từ các doanh nghiệp cùng ngành.

Chuỗi nhà thuốc Long Châu

  • Được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng với mặt hàng dược phẩm ít chịu ảnh hưởng từ thị trường và nền kinh tế chung. Doanh nghiệp đã có kế hoạch mở thêm các cửa hàng nhằm phủ rộng phạm vi tiếp cận và chiếm thị phần.
  • Long Châu cũng đang nổi bật hơn so với 2 đối thủ của mình là Pharmacity và An Khang, khi cả 2 đã tạm ngừng kế hoạch mở rộng để cơ cấu lại mô hình hoạt động và giải quyết những vấn đề chưa hiệu quả trong hoạt động.

- Trong tháng 5/2023, FRT được cấp phép để cung cấp dịch vụ viễn thông trên toàn quốc để khai thác kinh doanh lĩnh vực viễn thông di động; FPT Retail với lợi thế về công nghệ và sự hỗ trợ từ tập đoàn FPT kỳ vọng sẽ rút ngắn thời gian này và sớm cung cấp dịch vụ tới khách hàng.

 

=> Xem thêm: Phân tích cổ phiếu NLG qua báo cáo tài chính quý 2 năm 2023 - Triển vọng của tương lai