Công ty CP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT – Mã chứng khoán: FRT là nhà bán lẻ điện thoại di động lớn thứ hai tại Việt Nam, sở hữu 2 chuỗi bán lẻ là FPT Shop, F.Studio By FPT. Bên cạnh đó, FRT sở hữu chuỗi nhà thuốc Long Châu chuyên kinh doanh dược phẩm, dụng cụ y khoa, thực phẩm chức năng,… Cùng xem báo cáo tài chính FRT quý 4 năm 2022 và những đánh giá của Take Profit về triển vọng năm 2023 trong bài viết dưới đây.
Kết quả kinh doanh trong Q4/2022
- FRT công bố KQKD trong Q4/2022 với doanh thu đạt 8.458 tỷ đồng tăng ~10% so với Q3/2022, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước. Đối với mảng bán lẻ thiết bị điện tử, doanh thu giảm 22% so với cùng kỳ năm trước do 1) thiếu hụt nguồn cung iPhone 14 khi Trung Quốc duy trì Zero Covid; 2) nhu cầu mua sắm thiết bị điện tử chững lại so với mức nền cao Q4/2021. Chuỗi nhà thuốc Long Châu ghi nhận doanh thu tăng 104% trong Q4/2022 nhờ việc mở rộng chuỗi cửa hàng nhanh chóng, nhu cầu tiêu dùng dược phẩm ít bị ảnh hưởng hơn trong bối cảnh lo ngại suy thoái kinh tế (tính đến hết năm 2022, FRT sở hữu 937 CH Long Châu).
- Biên lợi nhuận gộp duy trì ở mức ổn định, không biến động trong cả năm 2022.
- Lợi nhuận ròng Q4/2022 tăng 12% so với Q3/2022 nhưng lại giảm 72% so với cùng kỳ năm trước. Theo chúng tôi đánh giá, lợi nhuận ròng Q4/2022 giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước là do chi phí tài chính tăng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng.
=> Đăng ký khóa học phân tích cơ bản Let Profit Run - làm chủ các cơ hội đầu tư, thấu hiểu doanh nghiệp, biến thông tin thành lợi nhuận: https://takeprofit.vn/khoa-hoc/let-profit-run?source=web
Bảng cân đối kế toán Q4/2022
- Tổng tài sản của FRT đến hết Q4/2022 tăng 5,4% so với Q3/2022, một số sự thay đổi đáng chú ý trong cơ cấu tài sản: 1) tiền + tiền gửi ngân hàng giảm 19,3%; 2) Phải thu giảm 34%; 3) Hàng tồn kho tăng 19,5%.
- Tổng nguồn vốn Q4/2022 tăng so với Q3/2022 do tăng nợ vay trong ngắn hạn, FRT có lợi thế nhờ nguồn vốn chiếm dụng tương đối cao, duy trì ổn định từ 35-40% trong cơ cấu nợ vay.
- Nhìn chung, FRT sử dụng đòn bẩy khá cao, tỷ lệ nợ vay/tổng tài sản là trên 50% nên đây sẽ là yếu tố cần chú ý trong bối cảnh môi trường lãi suất cao hiện nay.
=> Xem thêm: Báo cáo tài chính PNJ quý 4 năm 2022 – Duy trì đà tăng trưởng từ mức nền cao
Triển vọng trong năm 2023
Năm 2023 được dự báo là một năm khó khăn của nền kinh tế Việt Nam với các yếu tố vĩ mô bất lợi như 1) lạm phát tăng cao 2) môi trường lãi suất cao 3) nhu cầu tiêu dùng suy giảm.
Mảng dược phẩm được coi là động lực tăng trưởng chính cho FRT trong những năm tiếp theo với dư địa tăng trưởng còn nhiều và thị trường dược phẩm tại Việt Nam hiện đang phân mảnh. Năm 2023, nhu cầu tiêu dùng dược phẩm cũng chịu ảnh hưởng ít hơn trong bối cảnh lạm phát tăng cao.
Mảng thiết bị điện tử trong năm 2023 sẽ gặp khó khăn khi người dân thắt chặt chi tiêu, nhu cầu những mặt hàng không thiết yếu sẽ suy giảm. Trong dài hạn, mảng này vẫn sẽ tăng trưởng nhưng không đột biến như trước nữa.
Trong ngắn hạn, chúng tôi đánh giá cổ phiếu FRT chưa có cơ hội giao dịch. Về dài hạn, FRT vẫn sẽ tăng trưởng tốt với động lực chính là chuỗi nhà thuốc Long Châu, nhưng với các điều kiện vĩ mô còn xấu thì hiện tại chưa phải thời điểm đầu tư thích hợp
=> Xem thêm: Thị trường năm 2023 liệu có còn 1 cú sập nữa hay không? Độ sâu sẽ là bao nhiêu | Suy thoái kinh tế