CTCP Gemadept (GMD) là doanh nghiệp hàng đầu trong ngành cảng biển, đang vận hành và khai thác các cụm cảng lớn và có vị trí đẹp như Gemalink, Nam Đình Vũ. Năm 2023, ngành cảng biển nói đã chịu nhiều ảnh hưởng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu khó khăn, xuất nhập khẩu suy giảm. Vậy kết quả hoạt động kinh doanh quý 4 của GMD có gì nổi bật? Và bước sang năm 2024, sẽ có những gì đang chờ đón ngành cảng biển và GMD? Mời anh/chị cùng TechProfit cập nhật báo cáo tài chính GMD quý 4/2023.

Kết quả hoạt động kinh doanh của GMD

  • Doanh thu quý 4/2023 của GMD duy trì xu hướng hồi phục kể từ quý 1, đạt 1.034 tỷ đồng (-1% YoY, +4% QoQ). Giá vốn hàng bán của doanh nghiệp ghi nhận 608 tỷ, cao hơn gia đoạn trước đó khiến biên lợi nhuận thu hẹp còn 41%. Lợi nhuận gộp đạt 426 tỷ đồng.Luỹ kế cả năm 2023, doanh thu thuần đạt 3.846 tỷ đồng (hoàn thành 98% kế hoạch năm). Trong đó, mảng khai thác các cảng chiếm tỷ trọng 76,5% doanh thu, đạt 2.942,4 tỷ (-4,6% YoY).

  • Trong năm vừa rồi, GMD đã thoái vốn khỏi cảng Nam Hải - Đình Vũ và ghi nhận vào quý 2, giúp lợi nhuận quý này cũng như cả năm tăng đột biến (hơn 1.800 tỷ đồng). Đến đầu tháng 11/2023, GMD đã công bố kế hoạch chuyển nhượng 99,98% cổ phần tại Công ty Cổ phần Cảng Nam Hải - đơn vị đang trực tiếp vận hành cảng Nam Hải và cảng cạn Nam Hải (Nam Hải ICD) tại TP.Hải Phòng. Nếu hoàn thành, GMD dự kiến thu về khoản lợi nhuận từ 150 - 300 tỷ đồng.
  • Lợi nhuận công ty liên doanh liên kết suy giảm khá đáng kể khi chỉ đạt 272 tỷ trong năm 2023 (-32% YoY).

  • Lợi nhuận trước thuế quý 4 của GMD ghi nhận 115 tỷ đồng (-39% YoY, -55% QoQ). Luỹ kế cả năm, lợi nhuận ròng đạt đạt 2.222 tỷ đồng (tăng vượt do thoái vốn cảng Nam Hải Đình Vũ).

 

=> Tối ưu hoá lợi nhuận trong giao dịch cùng giải pháp Tư Vấn & Khuyến Nghị của Tech Profit - Đón đầu những cơ hội tốt nhất với tính an toàn cao trên thị trường. Đăng ký ngay tại: https://takeprofit.vn/tu-van-khuyen-nghi 

Bảng cân đối kế toán của GMD

Tổng tài sản

  • Cơ cấu tài sản của GMD không có sự biến động quá nhiều. Tỷ lệ Tiền/Tổng tài sản vẫn giữ ở mức khá an toàn là 13,5%.

  • Tài sản cố định là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tài sản của GMD với 31%, là các cảng đã đi vào hoạt động. Cơ cấu này khá hợp lý do GMD là một công ty điển hình trong ngành khai thác, vận hành cảng.
  • 1 số khoản mục khác chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu tài sản của GMD là Đầu tư tài chính dài hạn với 23% (chủ yếu đầu tư vào các công ty liên doanh, liên kết), xây dựng cơ bản dở dang (13%) và khoản phải thu (9,2%).

Tổng nguồn vốn

  • Tỷ lệ Nợ vay/Tổng tài sản có xu hướng giảm dần qua các quý và ở mức khá an toàn, chỉ 14,5% trong quý 4/2023. Trong đó, nợ vay dài hạn đạt 1,518 tỷ (chiếm 80% nợ vay) đều là những khoản vay dài hạn để đầu tư dự án Cảng Bình Dương và Cảng Nam Đình Vũ. Trong ngắn hạn (dưới 5 năm), với tình hình kinh doanh hiện tại GMD ít có khả năng đối diện với áp lực không trả được nợ.

  • Nợ chiếm dụng cũng chiếm cơ cấu khá khiêm tốn với 13,8%, còn lại là vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Nhìn chung, cơ cấu tài chính của GMD khá lành mạnh và vững chắc.

Triển vọng doanh nghiệp

Cơ cấu doanh thu GMD chủ yếu đến từ khai thác và vận hành cảng biển. Vì thế những yếu tố liên quan đến cảng biển như tình hình xuất nhập khẩu, sản lượng container, hay vị trí và tiềm năng của các cảng mà doanh nghiệp sở hữu sẽ tác động lớn tới triển vọng của GMD.

Ngành cảng biển phục hồi nhưng chưa thể mạnh mẽ: Ngành cảng biển 2023 đã trải qua 1 giai đoạn khó khăn khi tình hình xuất khẩu suy giảm do lạm phát, nhu cầu yếu và chỉ số tồn kho của thị trường Mỹ (đối tác xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam) vẫn ở mức cao, từ đó khiến sản lượng container qua các cảng chính ở VN cũng giảm sút. Bước sang năm 2024, ngành cảng biển được kỳ vọng sẽ tích cực hơn khi mà tình hình xuất nhập khẩu phục hồi từ tháng 9 nhưng vẫn ở mức khá thấp. Bên cạnh đó, chỉ số hàng tồn kho của Mỹ đã về mức ổn định, mặc dù nhu cầu thế giới chưa tăng mạnh nhưng sẽ ko xảy ra tình trạng cắt nhập hàng do hàng tồn kho cao, cùng với việc kinh tế thế giới có sự hồi phục, giúp lương đơn hàng sẽ ổn định trở lại và xuất nhập khẩu được cải thiện hơn. Nhìn chung, ngành cảng biển 2024 dù có thể chưa quá mạnh mẽ, nhưng sẽ tích cực hơn và tăng trưởng tốt so với mức nền thấp của 2023.

Các cảng lớn với vị trí thuận lợi: Trong giai đoạn gần đây, các cảng biển nước sâu như 2 nhóm bến cảng ở khu vực Lạch Huyện (Hải Phòng), Cái Mép – Thị Vải (Bà Rịa - Vũng Tàu) được tập trung đẩy mạnh khai thác do cảng nước sâu có lợi nhuận cao hơn nhiều so với các hình thức cảng khác. 2 cảng lớn của GMD là Nam Đình Vũ và Gemalink đều năm ở những vị trí thuận lợi này, ngoài cửa biển và thuận lợi đón các tàu trọng tải lớn:

  • Cảng Nam Đình Vũ: Nằm ở vị trí ngay đầu cửa biển để đi vào cụm cảng Hải Phòng, dễ dàng tiếp cận các tàu thuyền vào cụm cảng Hải Phòng. Ngoài ra, cảng còn có lợi thế vị trí thuận lợi để đón các tàu có trọng tải dưới 50,000 DWT, cũng như thuận tiện trong việc dễ dàng lưu thông hàng hóa về đất liền so với cảng lớn khác là HITC
  • Gemalink: Vị trí nằm ở hạ lưu khu vực Cái Mép Thị Vải, giúp dễ dàng tiếp xúc với các đội tàu trước các cảng nằm phía trong. Dù mới đi vào hoạt động từ năm 2021, hiệu suất sử dụng của Gemalink rất ấn tượng, đạt 109% trong năm 2022 và đóng góp hơn 50% lượng container thông qua GMD.

Các dự án lớn làm động lực trong trung - dài hạn:

  • Cụm cảng Nam Đình Vũ: Tháng 5/2023, giai đoạn Cụm Cảng Nam Đình Vũ  đưa vào vận hành khai thác với diện tích 2 giai đoạn là 42ha, chiều dài cầu bến là 880m, giúp tăng công suất từ 0,5 triệu TEU/năm lên thành 1.2 triệu TEU/năm. Dự kiến, giai đoạn 3 sẽ được đưa vào khai thác trong năm 2025, nâng tổng công suất của cụm cảng này lên 2 triệu TEU/năm.
  • Cảng Gemalink: Giai đoạn 2 cảng Gemalink dự kiện được đưa vào khai thác từ năm 2025 nhằm đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của thị trường và các hãng tàu đối tác. Với quy mô được mở rộng thêm 39ha, 700m cầu cảng, công suất khai thác cảng Gemalink tăng lên 3 triệu TEU/năm, gấp đôi so với giai đoạn 1.

 

=> Xem thêm: Nhận định cổ phiếu GMD 2024 - Triển vọng và tiềm năng trong thời gian tới