Là doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực sản xuất thép của Việt Nam, CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HPG), trong bối cảnh khó khăn chung của toàn ngành thép, đã có sự phục hồi về sản xuất và kinh doanh thép trong quý I/2023 sau nửa cuối 2022 đầy khó khăn. Bước sang quý 2, liệu giai đoạn khó khăn của ngành thép nói chung và HPG nói riêng đã qua? Hãy cùng Tech Profit cập nhật báo cáo tài chính HPG quý 2/2023.

Kết quả hoạt động kinh doanh của HPG

  • Quý 2/2023, doanh thu thuần 29.496,4 tỷ đồng, giảm 21% so với cùng kỳ nhưng đã tăng so quý 1. Nhóm thép vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất với 94% cơ cấu doanh thu, còn lại là đóng góp từ các mảng khác như nông nghiệp, bất động sản.
  • Hòa Phát vẫn vị trí dẫn đầu thị trường thép nội địa với thị phần 33% về thép xây dựng và 27% đối với ống thép. Tổng sản lượng thép xây dựng và HRC tiêu thụ được nâng lên rõ rệt nhờ sự mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu. Trong quý 2/2023, tổng lượng thép Hòa Phát cung cấp cho thị trường là 1,53 triệu tấn, tăng 11% so với quý trước, thép xây dựng đạt 784 nghìn tấn, thép cuộn cán nóng (HRC) đạt 734 nghìn tấn, cao nhất trong vòng 5 quý trở lại đây.
  • Mặc dù giá thép giảm, biên lợi nhuận của HPG vẫn được cải thiện từ mức 6% của quý liền trước lên 17% nhờ giá nguyên liệu đầu vào (giá than và gia quặng) giảm, giúp hạ giá thành sản xuất thép đáng kể so với những kỳ trước.
  • Chi phí tài chính của HPG giảm 33,6% (YoY), ghi nhận 1.349 tỷ đồng do lỗ chênh lệch tỷ giá đã giảm xuống đáng kể. 
  • Lợi nhuận sau thuế của Hoà Phát đạt 1.460 tỷ đồng, giảm so với mức nền cao của cùng kỳ nhưng đã tích cực trở lại so với quý 1/2023 cũng như 2 quý cuối 2022 báo lỗ.

 

=> Đăng ký sử dụng ngay Bộ Công Cụ Hỗ Trợ Đầu Tư toàn diện có đầy đủ công cụ đánh giá Toàn Cảnh Thị Trường, Phân Tích Vĩ Mô, Phân Tích Ngành, Phân Tích Cổ Phiếu và Gợi Ý Cơ Hội Đầu Tư. Đăng ký trực tiếp tại đường Link: https://takeprofit.vn/cong-cu-ho-tro-dau-tu

Bảng cân đối kế toán của HPG

Tổng tài sản:

  • Hàng tồn kho của HPG ghi nhận 32.002 tỷ đồng, chiếm 18,41% tổng tài sản, mức thấp nhất trong 2 năm trở lại. Doanh nghiệp tiếp tục thắt chặt tồn kho, duy trì số ngày hàng tồn trong kho thấp ở tất cả các kho từ nguyên liệu, nhiên liệu, sản phẩm dở dang và thành phẩm, giúp nhanh chóng làm mới giá hàng, đối phó linh hoạt hơn với những biến động khó đoán định của thị trường
  • Tỷ lệ Tiền/Tổng tài sản giữ ở mức khá an toàn 20,48%.

Tổng nguồn vốn

  • Tỷ lệ Nợ vay/Tổng tài sản của HPG là 34,4%. Nợ vay vẫn tiếp tục duy trì ổn định trong 3 quý trở lại và giảm so với giữa năm 2022, tuy vậy chi phí lãi vay vẫn trên đà tăng do lãi suất VNĐ vẫn ở mức cao và lãi suất USD chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Triển vọng của HPG

Tình hình chung của ngành thép

  • Tiêu thụ thép nội địa hiện vẫn ở mức yếu, tổng thép xây dựng và thép cán nóng-cán nguội tiêu thụ nội địa của toàn thị trường Việt Nam đều giảm so với quý 1. Tổng sản lượng thép Hòa Phát bán ra tăng trong Q2 này nằm phần lớn ở thép xuất khẩu.
  • Với nhu cầu yếu, kèm với việc các doanh nghiệp thép Trung Quốc đang tìm cách đẩy mạnh xuất khẩu và hạ giá để cạnh tranh gây áp lực cho giá bán thép thế giới, giá thép xây dựng đã hạ liên tiếp trong quý 2/2023 sau khi tăng vào quý 1. Giá thép Việt Nam trong quý 2 cũng giảm chung theo giá thép thế giới. Bên cạnh đó, thị trường nguyên nhiên liệu đầu vào luyện thép vẫn chưa ổn định.

- Với Hòa Phát, doanh nghiệp đang tiếp tục thắt chặt quản trị tồn kho nhằm đối phó với biến động thị trường. Cùng với đó, thị trường nội địa chủ lực chưa có những tín hiệu phục hồi tích cực khiến doanh nghiệp gia tăng năng lực tiêu thụ tại thị trường xuất khẩu, mở rộng tệp khách hàng, đa dạng hóa thị trường.

- Nhìn chung, mặc dù đã có những tín hiệu tích cực về sự phục hồi trong hoạt động sản xuất kinh doanh về doanh thu và lợi nhuận, đặc biệt là thị trường xuất khẩu, song doanh nghiệp vẫn cần chờ đợi những câu chuyện chung của ngành thép để có động lực tăng trưởng bền vững trong thời gian tới.

 

=> Xem thêm: Phân tích cổ phiếu NLG qua báo cáo tài chính quý 2 năm 2023 - Triển vọng của tương lai