Là doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực sản xuất thép của Việt Nam, CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HPG), trong bối cảnh khó khăn chung của toàn ngành thép do nhu cầu nội địa ở mức thấp, kết quả hoạt động kinh doanh của Hoà Phát đã có sự phục hồi tích cực trong nửa đầu năm 2023. Bước sang quý 3, liệu tình hình hoạt động của ngành thép nói chung và HPG đã có sự đột phá? Hãy cùng Tech Profit cập nhật báo cáo tài chính HPG quý 3/2023.
Kết quả hoạt động kinh doanh
- Doanh thu của HPG quý 3/2023 ghi nhận 28.484 tỷ đồng, giảm 16% so với cùng kỳ. Mặc dù sản lượng tiêu thụ thép xây dựng, HRC và phôi thép trong quý tăng 11,3% so với quý trước, đạt 1,71 triệu tấn nhưng giá bán thép trong nước liên tục giảm trong tháng 7 và 8 đã khiến doanh thu giảm nhẹ 3% so với quý 2. Hòa Phát vẫn giữ vị trí dẫn đầu thị trường thép nội địa với thị phần 33% về thép xây dựng và 27% đối với ống thép. Về xuất khẩu, thị trường tiêu thụ nước ngoài của Tập đoàn tiếp tục được phát triển đa dạng hơn khi tỷ trọng tổng sản lượng thép xây dựng và HRC xuất khẩu duy trì đà tăng từ 32% quý trước lên 37% trong quý này.
- Tuy doanh thu giảm nhẹ do lực cản từ giá bán nhưng nhờ việc duy trì quản trị hàng tồn kho ở mức tối ưu và giá than cốc đầu vào giảm 20% khiến giá thành sản xuất giảm đã giúp biên lợi nhuận gộp của HPG ghi nhận mức cao 13%. Lợi nhuận gộp ghi nhận 3.595 tỷ đồng (gấp 3,5 lần cùng kỳ và tăng 12,5% QoQ). Có thể nói, giá thành sản xuất là điểm sáng lớn nhất giúp nâng cao biên lợi nhuận trong quý này.
- Chi phí lãi vay của của HPG là 856 tỷ, giảm 17% tương ứng với giảm 173 tỷ so với quý 2/2023(1.029 tỷ đồng) sau khi liên tục tăng lên từ đầu năm 2022. Doanh nghiệp ghi nhận chi phí tài chính 1.438 tỷ đồng, tăng nhẹ 89 tỷ. Tuy nhiên sau khi bù trừ lãi chênh lệch tỷ giá được phản ánh trong doanh thu tài chính, tổng chi phí tài chính thuần đến từ lãi vay và ảnh hưởng của tỷ giá thực tế là 1.032 tỷ đồng, giảm 94 tỷ so với mức 1.126 tỷ đồng của quý trước. Nhờ điều chỉnh cấu trúc dư nợ, hạ tỷ trọng nguồn vốn giá cao và chuyển dịch sang nguồn vốn có chi phí vừa phải hơn, HPG đã giảm bớt gánh nặng lãi vay trong điều kiện dư nợ vay lớn và kinh doanh chưa thuận lợi.
- Tổng lợi nhuận sau thuế quý 3/2023 của Hòa Phát đã có sự hồi phục mạnh mẽ và đạt 2.005 tỷ đồng, tăng mạnh so với 2 quý đầu năm cũng như mức âm của nửa cuối năm trước.
=> Đăng ký sử dụng ngay Bộ Công Cụ Hỗ Trợ Đầu Tư toàn diện có đầy đủ công cụ đánh giá Toàn Cảnh Thị Trường, Phân Tích Vĩ Mô, Phân Tích Ngành, Phân Tích Cổ Phiếu và Gợi Ý Cơ Hội Đầu Tư. Đăng ký trực tiếp tại đường Link: https://techprofit.vn/cong-cu-ho-tro-dau-tu
Bảng cân đối kế toán
Tổng tài sản:
- Cơ cấu tài sản của HPG không có sự biến động nhiều so với các quý trước, 2 khoản mục chiếm cơ cấu lớn nhất vẫn là hàng tồn kho (19,32%) và tài sản cố định (41,95%)
- Trong năm nay, HPG đã tập trung quản trị nhằm duy trì hàng tồn kho ở mức tối ưu. Khoản mục này trong quý 3 của HPG ghi nhận hơn 33,5 nghìn tỷ, thấp so với mức trung bình giai đoạn 2021-2022. Vòng quay hàng tồn kho của doanh nghiệp cũng thấp hơn tương đối so với các doanh nghiệp cùng ngành. Việc duy trì hàng tồn kho ở mức thấp cũng như tối ưu hóa vòng quay hàng tồn kho sẽ giúp Hoà Phát kiểm soát tốt chi phí trong hoạt động sản xuất.
- HPG cũng đang giữ lượng tiền và tương đương tiền lớn với tỷ lệ Tiền/Tổng tài sản ở mức khá cao 17%.
Tổng nguồn vốn:
- Tỷ lệ Nợ vay/Tổng tài sản của HPG có xu hướng giảm dần và ghi nhận mức 33,4% trong quý 3. Nợ vay của doanh nghiệp phần lớn là nợ ngắn hạn, ghi nhận 49.2378 tỷ đồng, tương đương 28,4 tổng nguồn vốn.
Triển vọng doanh nghiệp
- Giá thép và nhu cầu được kỳ vọng phục hồi:
Việc Trung Quốc vừa phát hành 1,000 tỷ nhân dân tệ trái phiếu chính phủ nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất và phát triển cơ sở hạ tầng đã phần nào tác động tích cực đến nhu cầu thép xây dựng tại nước này, nơi chiếm hơn 50% nhu cầu tiêu thụ toàn cầu. Trong quý 4/2023, việc các nhà sản xuất thép nước này cắt giảm sản lượng cũng như giảm tồn kho sẽ góp phần hỗ trợ giá thép trong tương lai.
Về trong nước, nhu cầu nội địa vẫn khá yếu do sự ảm đạm của thị trường bất động sản. Tuy vậy, kỳ vọng về việc giải ngân đầu tư công được đẩy nhanh vào cuối năm và thị trường bất động sản sẽ phục hồi trong năm 2024 sẽ là động lực tích cực tới nhu cầu thép cũng như giúp gia tăng sản lượng của doanh nghiệp.
- Dung Quất 2 là động lực trong dài hạn:
Hòa Phát hiện đang tập trung rất nhiều nguồn lực tài chính cho dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất 2. Với tổng vốn đầu tư hơn 85.000 tỷ đồng cùng công suất 5,6 triệu tấn HRC/năm, Dung Quất 2 dự kiến hoàn thành vào đầu năm 2025 sẽ góp đưa tổng công suất HRC hàng năm đạt 8,6 triệu tấn và năng lực sản xuất thép thô của Tập đoàn dự kiến là hơn 14 triệu tấn từ năm 2025.
- Giá than cốc biến động trong ngắn hạn:
Giá than cốc chiếm đến 30% chi phí đầu vào để sản xuất thép thô. Trong khi giá thép thành phẩm chưa có sự đột biến do nhu cầu trong nước và thế giới vẫn thấp thì việc giá than cốc có thể neo ở mức cao do tình trạng thiếu hụt nguồn cung sẽ ảnh hưởng đến biên lợi nhuận của HPG trong quý cuối năm.
=> Khóa học giao dịch thực chiến Trading Mastery. Trở thành nhà giao dịch chuyên nghiệp và thành công trên thị trường | Nắm bắt phương pháp giao dịch hiệu quả - Tối ưu lợi nhuận đầu tư. Đăng ký tại: https://takeprofit.vn/khoa-hoc/trading-mastery