Trong bối cảnh ngành thép vẫn đối mặt với nhiều khó khăn, hãy cùng Take Profit cập nhật báo cáo tài chính HSG quý 1 năm 2023. CTCP Tập đoàn Hoa Sen (HSG) là doanh nghiệp có vị thế số 1 trong lĩnh vực tôn mạ tại Việt Nam, chiếm 36% tổng thị phần tiêu thụ nội địa và xuất khẩu, chiếm hơn 40% sản lượng xuất khẩu toàn ngành tôn mạ. HSG còn sở hữu mạng lưới bán lẻ với 536 chi nhánh, cùng kế hoạch thay đổi chiến lược từ một nhà sản xuất chuyển sang làm nhà phân phối các sản phẩm của thép.
Kết quả hoạt động kinh doanh của HSG quý 1 năm 2023
- Doanh thu thuần của HSG trong quý đầu năm 2023 đạt 6.980,9 tỷ đồng, giảm mạnh 44,9% so với mức nền cao của quý I/2022 cũng như giảm so với các quý trước đó trong bối cảnh khó khăn chung của ngành thép. Giá vốn hàng bán ổn định đã giúp biên lợi nhuận gộp ở mức 12,9%, cải thiện so với 2 quý liền trước.
- Mức tiêu thụ các sản phẩm ống mạ và tôn mạ vẫn chưa cho thấy dấu hiệu hồi phục khi giảm so với các quý trước. Ngành tôn mạ còn đang gặp nhiều khó khăn khi nguyên liệu đầu vào giảm mạnh trong khi nhu cầu đầu ra của ngành xây dựng vẫn khá ảm đạm.
- Lợi nhuận sau thuế đạt 250,6 tỷ đồng, tăng 7,1% so với cùng kỳ, đồng thời cũng ghi nhận lãi trở lại sau 2 quý liền trước lợi nhuận ở mức âm.
- Nguyên nhân đến từ việc HSG đã quản lý chi phí khá tốt. Chi phí bán hàng giảm mạnh so với cùng kỳ và các quý trước, chủ yếu do giảm chi phí nhân viên và xuất khẩu. So với quý IV/2022, chi phí tài chính của doanh nghiệp cũng giảm 34% xuống còn 75 tỷ đồng. Trong đó, việc HSG tất toán các khoản nợ vay bằng USD giúp chi phí chênh lệch tỷ giá còn 18 tỷ, giảm 77% so với quý liền trước.
=> Đừng bỏ lỡ khóa học chứng khoán Miễn Phí Let’s Investing K10 - Bứt phá năm 2023 với những cơ hội tiềm năng do chính bạn tự tay nắm bắt. Link đăng ký tại: https://takeprofit.vn/khoa-hoc-lets-investing
Bảng cân đối kế toán của HSG năm 2023
- Tổng tài sản của HSG tăng nhẹ so với kỳ trước, đạt 17 nghìn tỷ đồng. Hàng tồn kho vẫn là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tài sản của doanh nghiệp với 41%. Từ quý III/2022, HSG đã cắt giảm lượng hàng tồn kho để hạn chế rủi ro trong bối cảnh ngành thép gặp nhiều khó khăn. Tỷ lệ Tiền/Tổng tài sản ở mức rất thấp, chỉ 2%, cho thấy khả năng thanh khoản của doanh nghiệp cũng là 1 điều cần lưu ý.
- Tỷ lệ Nợ vay/Tổng tài sản của HSG là 21%, hầu hết là nợ ngắn hạn và tăng nhẹ so với kỳ trước, chủ yếu để tài trợ hàng tồn kho. Trong 3 quý trở lại đây, HSG cũng đã cắt giảm dần nợ vay so với giai đoạn trước đó, giúp cơ cấu tài chính của doanh nghiệp trở nên lành mạnh hơn trong bối cảnh khó khăn chung của ngành cũng như lãi suất vẫn ở mức cao.
Triển vọng năm 2023 của HSG
- Ngành thép nói chung và HSG nói riêng trong ngắn hạn vẫn sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, đặc biệt khi thị trường bất động sản nội địa chưa cho còn khá ảm đạm, các thị trường xuất khẩu chính như EU hay Mỹ cũng đang suy yếu.
- Về dài hạn, điểm tích cực là HSG vẫn là doanh nghiệp có thị phần dẫn đầu ngành tôn mạ, thứ 3 ngành nhựa. Doanh nghiệp cũng định hướng tập trung vào phân phối bán lẻ, với việc triển khai hơn 100 cửa hàng Hoa Sen Home cùng kế hoạch mở mới 5-10 cửa hàng trong năm 2023 trên cả nước. Tuy vậy, chiến lược mới này của HSG vẫn cần thời gian để kiểm chứng.
=> Xem thêm: Khóa học chứng khoán Miễn Phí Let's Investing K10 - Hành trình đầu tư hiệu quả và bền vững