Năm 2022 là một năm đầy khó khăn với ngành bất động sản, IDC được đánh giá là 1 mã cổ phiếu tiềm năng và có cơ bản tốt, cùng cập nhật ngay báo cáo tài chính IDC quý 4 năm 2022. Tổng Công ty IDICO (HNX: IDC) là chủ đầu tư khu công nghiệp (KCN) hàng đầu tại Việt Nam với tổng diện tích hiện tại là 3,268 ha tại các tỉnh công nghiệp trọng điểm miền Nam và miền Bắc. IDC cũng đầu tư vào các nhà máy thủy điện, phân phối điện, xây dựng, thu phí đường bộ và các dự án bất động sản.

Kết quả kinh doanh của IDC trong quý 4 năm 2022

  • Doanh thu của IDC trong Q4/2022 đạt 1,208 tỷ đồng, tăng trưởng 8% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế đạt 231 tỷ đồng tăng 6.5 lần so với cùng kỳ.
  • Lũy kế cả năm 2022, IDC ghi nhận mức doanh thu thuần đạt 8,242 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 2,596 tỷ đồng, tăng lần lượt gấp đôi và gấp 4.5 lần so với năm trước, đây là mức doanh thu và lợi nhuận cao nhất lịch sử của doanh nghiệp. 
  • Cơ cấu doanh thu có sự chuyển dịch, đổi ngôi sau khi IDC thay đổi phương pháp hạch toán từ ghi nhận doanh thu phân bổ thành ghi nhận doanh thu 1 lần. Cụ thể là doanh thu từ mảng bất động sản khu công nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất với 51%, theo sau là mảng điện, cuối cùng là những mảng kinh doanh khác như thu phí BOT, xây lắp và bất động sản chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ. 
  • Biên lợi nhuận gộp có xu hướng tăng lên trong quý 4 năm 2022 này do giá cho thuê các khu công nghiệp vẫn trên đà tăng, cùng với đó là tỷ trọng của mảng KCN đang ngày càng tăng lên, đây là mảng kinh doanh có biên lợi nhuận gộp cao hơn nhiều so với những mảng trước đó chiếm tỷ trọng lớn như điện, thu phí BOT.  
  • Biên lợi nhuận sau thuế có xu hướng tiếp tục giảm khi chi phí lãi vay trong kỳ gấp đôi so với cùng kỳ và tăng gần 3 lần so với quý trước đó. Bên cạnh đó là chi phí quản lý doanh nghiệp cũng ghi nhận mức tăng gần 50% so với quý trước đó. 

 

=> Đăng ký khóa học phân tích cơ bản Let Profit Run - làm chủ các cơ hội đầu tư, thấu hiểu doanh nghiệp, biến thông tin thành lợi nhuận: https://takeprofit.vn/khoa-hoc/let-profit-run?source=web

Bảng cân đối kế toán của IDC

  • Tổng tài sản của IDC có xu hướng tăng nhẹ, quý 4 năm 2022 phát sinh khoản mục tài sản cố định tăng thêm hơn 3 nghìn tỷ, khoản phát sinh này nằm trong khoản mục tài sản cố định vô hình, cụ thể là quyền sử dụng đất được kết chuyển từ khoản mục xây dựng cơ bản dở dang sang. Tỷ lệ tiền/TTS có xu hướng giảm nhẹ xuống còn 13.32%, mặc dù đây là mức thấp so với giai đoạn 2021 tuy nhiên vẫn là một mức trung bình từ trước cho đến nay. 
  • Tổng nguồn vốn không có sự thay đổi quá nhiều, nợ chiếm dụng có phần suy giảm, thay vào đó là khoản mục lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tăng mạnh, gấp đôi so với cùng kỳ do IDC thay đổi phương thức hạch toán sang thành hạch toán 1 lần, do đó ghi nhận mức lợi nhuận cao trong khoảng 3 quý trở lại đây từ các dự án đã được lấp đầy 100% trước đó. 

 

 

=> Xem thêm: Cách thấu hiểu được tình hình tài chính của doanh nghiệp thông qua biểu đồ

Triển vọng của IDC trong năm 2023

  • Mặc dù trong giai đoạn vừa qua sự hấp dẫn của đồng USD là lớn khiến dòng vốn FDI ít chảy vào Việt Nam hơn, tuy nhiên hiện tại DXY đã hạ nhiệt và Việt Nam vẫn luôn là điểm đến hấp dẫn cho dòng vốn ngoại. 
  • IDC là một doanh nghiệp sở hữu quỹ đất khu công nghiệp thương phẩm sẵn sàng cho thuê lớn, nằm tại các vị trí thuận lợi và mang tính chiến lược cao như Bà Rịa Vũng Tàu, Long An,... sẽ là nơi thu hút được nhu cầu của khách hàng lớn. Điều này sẽ mang đến dòng tiền rất lớn cho IDC, sẽ là nền tảng để IDC tiếp tục phát triển trong dài hạn bằng việc mở quỹ đất mới hay những thương vụ M&A tiềm năng. 

 

=> Xem thêm: Kinh nghiệm quan trọng khi giao dịch chứng khoán phái sinh | Góc nhìn Trading