Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước Giải khát Sài Gòn (SAB) là doanh nghiệp sản xuất và phân phối bia hàng đầu Việt Nam. Sau khi có sự tham gia của Thai Bev, một tập đoàn bia lớn tại Thái Lan, tình hình kinh doanh của SAB được cải thiện rất nhiều. Hãy cùng Take Profit tìm hiểu xem liệu kết quả kinh doanh thời gian vừa qua và những triển vọng sắp tới của SAB như thế nào, khi mà thị trường ngành bia được dự báo vẫn còn nhiều khó khăn?
Kết quả hoạt động kinh doanh quý 2 năm 2023 của SAB
- Doanh thu SAB trong quý 2/2023 ghi nhận 8.312 tỷ đồng, giảm 8% so với cùng kỳ. Luỹ kế 6 tháng đầu năm nay, doanh thu của doanh nghiệp đạt 14.621 tỷ đồng, giảm 11% so với nửa đầu 2022. Theo chia sẻ từ ban lãnh đạo, sự sụt giảm doanh thu được tác động bởi sự cạnh tranh gay gắt giữa các hãng bia trên thị trường, nền kinh tế trong nước suy thoái cũng như việc tiếp tục tập trung Nghị định 100.
- Giá chi phí đầu vẫn ở mức cao khiến biên lợi nhuận gộp giảm từ 34% của quý 2/2022 về mức 30%. Lợi nhuận gộp 2.488 tỷ, giảm 19% so với cùng kỳ.
- Doanh thu từ hoạt động tài chính tăng 40% (YoY) lên mức 354,4 tỷ đồng do SAB đang có lượng lớn tiền gửi ngân hàng.
- Chi phí bán hàng đạt mức 1.167 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ do doanh nghiệp vẫn tiếp tục đẩy mạnh marketing trong bối cảnh nhu cầu suy yếu và thị phần bị suy giảm. Chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng 20% (YoY) lên 200 tỷ đồng.
- Lợi nhuận sau thuế của SAB trong quý 2/2023 đạt 1.159 tỷ đồng, giảm 30,5% so với cùng kỳ.
=> Khóa học giao dịch thực chiến Trading Mastery. Trở thành nhà giao dịch chuyên nghiệp và thành công trên thị trường | Nắm bắt phương pháp giao dịch hiệu quả - Tối ưu lợi nhuận đầu tư. Đăng ký tại: https://takeprofit.vn/khoa-hoc/trading-mastery
Bảng cân đối kế toán của SAB quý 2 năm 2023
Tổng tài sản của SAB:
- SAB sở hữu lượng tiền mặt dồi dào với 3,741 tỷ đồng tiền mặt và 18.638 tỷ đồng tiền gửi ngân hàng. Tỷ lệ Tiền/Tổng tài sản ở mức rất cao 66,5%.
- Các khoản mục lớn khác trong cơ cấu tài sản của doanh nghiệp như hàng tồn kho, phải thu, đầu tư tài chính dài hạn cũng không có sự biến động so với quý trước.
Tổng nguồn vốn:
- Cũng giống tổng tài sản, cơ cấu nguồn vốn của SAB không có nhiều biến động so với quý trước đó. Đòn bẩy tài chính (Tổng nguồn vốn/Vốn chủ sở hữu) ở mức khá thấp: 1,23, doanh nghiệp chủ yếu tài trợ cho các hoạt động của mình bằng vốn chủ sở hữu.
- Nợ phải trả của SAB phần lớn là nợ chiếm dụng, chủ yếu là phải trả người bán ngắn hạn, thuế và các khoản phải nộp nhà nước,.. Doanh nghiệp có nợ vay ở mức 866 tỷ đồng, chiếm chưa tới 2,6% cho thấy cơ cấu tài chính của SAB khá an toàn.
Triển vọng của SAB
Sabeco với vị thế hàng đầu trong ngành, cùng việc mạnh tay đầu tư cho thương hiệu và marketing sẽ kỳ vọng giúp doanh nghiệp giành được thị phần. Ngoài ra, bên cạnh tập trung vào phân khúc phổ thông, SAB đồng thời cũng có chiến lược xây dựng thương hiệu ở phân khúc cận cao cấp và cao cấp. Tuy vậy, đó là câu chuyện dài hạn. Còn trong năm 2023, SAB dự đoán vẫn sẽ còn gặp khá nhiều thách thức khi ngành bia nói chung được dự báo tăng trưởng chậm lại do người dân thắt chặt chi tiêu, cùng với sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường khiến lượng tiêu thụ thấp hơn.
=> Xem thêm: #8. Hướng dẫn sử dụng công cụ 16 biểu đồ phân tích - Đánh giá nhanh và hiệu quả biểu đồ tài chính