Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (TCB) là một trong những ngân hàng hàng đầu trong hệ thống, với tổng tài sản 885,6 nghìn tỷ đồng. TCB nổi bật với dịch vụ khách hàng hàng tốt, tỷ lệ CASA cao và hoạt động cho vay mảng bất động sản. Sau quý 4/2023 bứt phá, liệu kết quả kinh doanh của TCB trong quý đầu 2024 có giữ được đà tăng trưởng ấn tượng? Mời anh/chị cùng TechProfit đánh giá báo cáo tài chính TCB quý 1/2024.

Kết quả hoạt động kinh doanh

Thu nhập hoạt động tăng trưởng ấn tượng

  • Quý 1/2024, thu nhập lãi thuần của TCB đạt 8.500 tỷ đồng, tăng mạnh 30,2% YoY và đóng góp 69% vào tổng thu nhập hoạt động. Tăng trưởng tín dụng cua TCB cũng đạt 7,8% so với cuối 2023, cho vay khách hàng ròng đạt 552 nghìn tỷ đồng tại thời điểm cuối quý 1. Tuy vẫn khiêm tốn với mức đạt được trong 2023, song tăng trưởng tín dụng của TCB trong quý 1 vẫn rất ấn tượng nếu so sánh với toàn ngành (chỉ đạt 0.26%).
  • Các mảng hoạt động khác ngoài tín dụng của TCB cũng đạt được kết quả tích cực. Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ vẫn đóng vai trò chủ đạo vào thu nhập ngoài lãi với 2.171 tỷ đồng. Lãi từ mua bán ngoại hối và vàng tăng mạnh lên 544 tỷ đồng trong khi cùng kỳ âm 229 tỷ. Đặc biệt, sự khởi sắc của thị trường chứng khoán đã giúp hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư ghi nhận mức lãi kỷ lục 1.073 tỷ đồng.

  • Nhờ kết quả tốt của hoạt động tín dụng cũng như các mảng dịch vụ, đầu tư khác, tổng thu nhập hoạt động của TCB trong quý 1/2023 ghi nhận 12.262 tỷ đồng, tăng 32% YoY và là quý cao nhất từ trước tới nay (vượt qua mức đỉnh quý 2/2022).

 

=> Đăng ký tham gia khóa học Truy Tìm Siêu Cổ: Khám phá công thức lựa chọn chính xác cổ phiếu có khả năng mang lại lợi nhuận bằng lần cùng với quy trình đầu tư đã được kiểm chứng. Đăng ký tại link: https://takeprofit.vn/khoa-hoc/truy-tim-sieu-co

Chi phí lãi giảm giúp biên lãi thuần mở rộng

  • Do huy động một lượng vốn lớn trong giai đoạn cuối 2022 - đầu năm 2023 khi lãi suất vẫn còn cao, chi phí sử dụng vốn (COF) của TCB có xu hướng tăng dần từ quý 3/2022 và tác động khiến tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) chịu áp lực suy giảm đáng kể trong giai đoạn vừa rồi. Tuy vậy, với việc lãi suất huy động liên tục giảm về mức thấp, cùng với tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) tăng cao đã giúp giảm chi phí lãi, COF (TTM) còn 4,24% trong quý 1, qua đó tác động giúp NIM (TTM) TCB phục hồi lên mức 4,09%.

  • Chi phí hoạt động của TCB so với 2 quý trước đã giảm, ghi nhận 3.249 tỷ đồng, qua đó giúp CIR giảm đáng kể về 26,5%. Việc các hoạt động chuyển đổi số hiệu quả đã góp phần giúp ngân hàng tiết kiệm được nhiều chi phí nhân lực cũng góp công lớn vào việc giúp giảm chi phí hoạt động.

Lợi nhuận bứt phá dù chi phí dự phòng vẫn cao

Lợi nhuận thuần hoạt động kinh doanh trước dự phòng rủi ro tín dụng (DPRRTD) là 9.013 tỷ đồng, tăng mạnh so với giai đoạn trước đó. Dù tăng trưởng tín dụng tăng cao, NPL (tỷ lệ nợ xấu) của TCB vẫn chưa cho thấy sự cải thiện quá rõ rệt. Điều này khiến chi phí DPRRTD tăng mạnh so với cùng kỳ lên 1.211 tỷ đồng. Tuy đã giảm 26% so với quý 4/2024, song đây vẫn là mức chi phí dự phòng cao so với giai đoạn trước.

- Sau khi từ thuế và các chi phí, lợi nhuận sau thuế của TCB trong quý 1/2024 đạt hơn 6.277 tỷ đồng và là mức cao nhất theo quý trong lịch sử ngân hàng.

Chất lượng tài sản

Lấy lại ngôi vị "vua CASA"

Tiền gửi không kỳ hạn của TCB vẫn liên tục tăng qua các quý kể từ đầu năm 2023, đạt gần 179 nghìn tỷ đồng, tăng 51% so với cùng kỳ và 4% so với quý 4/2023, tỷ lệ CASA cũngtăng lên mức ấn tượng 40,5%, cao nhất hệ thống ngân hàng thương mại.

Tiền gửi có kỳ hạn tại quý 1 ghi nhận 272,7 nghìn tỷ đồng và tương đối ổn định theo quý, do lợi suất bắt đầu ít hấp dẫn hơn khi so sánh với với tỷ suất đầu tư và tiềm năng của thị trường bất động sản, trái phiếu và thị trường chứng khoán. Nhìn chung, với mặt bằng lãi suất huy động thấp cùng với đó là CASA được cải thiện mạnh sẽ giúp cho TCB tối ưu được chi phí đầu vào của mình.

Nỗ lực kiểm soát nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu (NPL) của TCB chỉ giảm nhẹ xuống 1,13% từ mức 1,16% của quý 4/2023. Tỷ lệ nợ xấu của cả danh mục dư nợ cho vay và trái phiếu là 1,12%. Tỉ lệ NPL của ngân hàng khá an toàn và hiện đang nằm trong top các ngân hàng có tỉ lệ nợ xấu thấp nhất toàn ngành.

Về các nhóm nợ xấu, không có quá nhiều biến động trong 2 quý gần đây, nợ nhóm 5 tăng nhẹ lên trong khi nợ nhóm 3 giảm. Tuy nhiên, nợ nhóm 2 (nợ cần chú ý), nhóm nợ có rủi ro chuyển thành nợ xấu trong tương lai lại đang có xu hướng tăng trở lại khiến cho TCB phải tiếp tục đẩy mạnh công tác xử lý nợ xấu cũng như trích lập trong thời gian tới.

Các khoản cho vay bất động sản vẫn cần theo dõi

Tăng trưởng tín dụng trong quý 1/2024 của TCB chủ yếu đến từ nhóm khách hàng doanh nghiệp khi tỉ trọng cho vay nhóm tổ chức, doanh nghiệp đã tăng lên 62% so với đầu năm từ 59%, trong khi nhóm khách hàng cá nhân giảm xuống 38%. Bên cạnh đó, TCB vẫn nổi bật hoạt động cho vay ở lĩnh vực bất động sản. Tổng dư nợ cho vay của TCB tính tới thời điểm 31/03/2024 là 560 nghìn tỷ đồng, trong đó cho vay hoạt động kinh doanh bất động sản lên tới 194 nghìn tỷ đồng (chiếm tới 34,6%). Bên cạnh đó, ngân hàng còn nhiều khoản cho vay khác liên quan tới bất động sản như xây dựng, vay mua nhà,...Có thể thấy, rủi ro tín dụng của TCB tập trung rất lớn vào nhóm ngành này.

Có thể thấy, những diễn biến về sự phục hồi của thị trường bất động sản trong năm 2024 tới vẫn là yếu tố quan trọng cần theo dõi nếu nhà đầu tư dành sự quan tâm cho TCB. Nếu thị trường này ấm trở lại sẽ là yếu tố hỗ trợ cho TCB tránh bớt rủi ro cũng như có nhiều cơ hội thúc đẩy tăng trưởng tín dụng cho ngân hàng.

 

=> Chi tiết tham gia room trải nghiệm TechProfit để tham khảo thêm nhận định thị trường hàng ngày, cùng kịch bản đi kèm chiến lược hành động và các mã cổ phiếu đáng chú ý!

Quét mã QR bên dưới hoặc bấm vào link để tham gia

https://zalo.me/g/gilyis960