TNG là doanh nghiệp lâu đời trong ngành dệt may với 2 mảng kinh doanh chính là Sản xuất hàng may mặc xuất khẩu và Sản xuất, kinh doanh thương hiệu thời trang. Kết quả doanh thu Quý I của doanh nghiệp tăng trưởng tốt. Lợi nhuận gộp ghi nhận hơn 157 tỷ (+41.9% so với cùng kỳ). Biên lợi nhuận cải thiện hơn cùng kỳ 2021.
Kết quả hoạt động kinh doanh TNG quý 1 năm 2022
Doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 1 nghìn 259 tỷ (+38.3% so với cùng kỳ). Đây là một điểm tích cực của doanh thu TNG trong đầu năm 2022.
Lợi nhuận gộp ghi nhận hơn 157 tỷ (+41.9% so với cùng kỳ). Biên lợi nhuận rơi vào khoảng 12.5% tăng nhẹ 0.4% so với 2021.
Doanh thu từ hoạt động tài chính tuy chỉ chiếm một cơ cấu rất nhỏ trong cơ cấu doanh thu thôi nhưng cũng tăng 3 lần so với cùng kỳ. Đóng góp tích cực vào tổng doanh thu của công ty.
Chi phí tài chính và chi phí bán hàng biến động không nhiều so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, chi phí quản lý doanh nghiệp của TNG tăng gần gấp đôi 2021.
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế ghi nhận rất tích cực, tăng gần 73% so với cùng kỳ năm trước đạt hơn 46 tỷ đồng.
Nguồn: Báo cáo tài chính TNG Quý I 2022
Đánh giá của Take Profit về cổ phiếu TNG
Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG là doanh nghiệp lâu đời trong ngành dệt may với 2 mảng kinh doanh chính là Sản xuất hàng may mặc xuất khẩu và Sản xuất, kinh doanh thương hiệu thời trang TNG. Bên cạnh hoạt động kinh doanh cốt lõi ở mảng dệt may, từ năm 2018, công ty bắt đầu có chiến lược phát triển dài hạn vào ngành Bất động sản với các dự án tiềm năng tại tỉnh Thái Nguyên. Đầu năm 2022, TNG có thành lập Chi nhánh giải pháp công nghệ Trẻ – với sản phẩm chính là phần mềm quản lý cho các doanh nghiệp dệt may.
Kết quả doanh thu Quý I của doanh nghiệp tăng trưởng tốt nhờ việc bổ sung máy móc thiết bị tự động cùng với việc kiểm soát sản xuất theo mốc thời giờ đến từng người lao động do vậy năng suất lao động và số lượng sản phẩm cùng với việc nhu cầu mua hàng cũng như tình trạng khan hiếm container đã được cải thiện, hàng hóa xuất khẩu không còn bị ách tắc ở cảng nên doanh thu tăng 38% so với cùng kỳ năm 2021.
Chi phí lãi vay được giảm nhờ cải thiện trong việc thu hồi công nợ khách hàng thanh toán tốt hơn. Doanh nghiệp kiểm soát tốt chi phí đầu vào nên các chi phí khác giữ ổn định. Từ đó giúp lợi nhuận của TNG tăng trưởng khá là tốt.
Rủi ro lớn nhất của doanh nghiệp đến từ nhóm khách hàng Nga (chiếm khoảng 6% doanh thu). Hiện tại, căng thẳng Nga – Ukraine cộng với những lệnh trừng phạt từ nhiều nước với Nga đã khiến hoạt động xuất nhập khẩu với Nga bị hạn chế. Một số hãng tàu từ chối vận chuyển hàng hóa đến Nga. Chính vì vậy, trong ngắn hạn, TNG sẽ có rủi ro mất những đơn hàng mới với khách hàng này.
Triển vọng ngành dệt may trong năm 2022 vẫn tươi sáng vì (1) Việt Nam đang có thêm lợi thế từ với quốc gia cạnh tranh (2) Các FTA hỗ trợ xuất khẩu (3) giá trị đơn hàng dệt may tăng trưởng. TNG vốn là một trong những doanh nghiệp hoạt động rất tốt trong ngành vì thế sẽ được hưởng lợi từ ngành và trở thành một cổ phiếu đáng để chú ý đầu tư trong năm 2022.
=> Xem thêm: Nhận định cổ phiếu VGT - Tiềm năng tăng trưởng của ông lớn ngành dệt may