Tổng công ty Viglacera (VGC) là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng tại Việt Nam. Doanh nghiệp cũng sở hữu quỹ đất lớn và tiềm năng để phát triển khu công nghiệp. Hãy cùng Take Profit cập nhật báo cáo tài chính VGC quý 1 năm 2023 của doanh nghiệp này, cũng như đánh giá những triển vọng sắp tới của VGC.

Kết quả hoạt động kinh doanh VGC quý 1 năm 2023

  • Doanh thu của VGC trong quý I/2023 đạt 2774,7 tỷ đồng, giảm 27,6% so với cùng kỳ. Trong quý này, doanh thu mảng kinh doanh nhà ở thương mại bị giảm mạnh, chỉ đạt 43 tỷ so với 569 tỷ của cùng kỳ năm trước. 
  • Doanh thu bán hàng từ các mảng chính khác như kính, gương, gạch ngói, sản phẩm sứ đều giảm, điều này một phần do lĩnh vực vật liệu xây dựng đang gặp khó khăn trong công tác tiêu thụ. Tuy vậy, doanh thu từ cho thuê đất vẫn khá tích cực, đạt 1.094 tỷ, tăng 17% so với cùng kỳ.
  • Lợi nhuận gộp của công ty đạt 666 tỷ, giảm 52% so với quý I/2022. Bên cạnh đó, VGC còn ghi nhận khoản lỗ 5 tỷ từ công ty liên doanh liên kết trong khi cùng kỳ năm trước lãi 42 tỷ. Vì vậy, dù chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp giảm nhẹ, lợi nhuận sau thuế của VGC chỉ đạt 192,7 tỷ đồng, giảm 72,5% so với cùng kỳ.

 

=> Tối ưu hoá lợi nhuận cùng giải pháp Tư Vấn & Khuyến Nghị của Take Profit. Đăng ký tại: https://takeprofit.vn/tu-van-khuyen-nghi 

Bảng cân đối kế toán của VGC

Tổng tài sản:

  • Tài sản cố định (gồm máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, nhà cửa,...) và tài sản dở dang dài hạn (chủ yếu là khoản mục xây dựng cơ bản dở dang các dự án khu công nghiệp, nhà máy) vẫn là 2 khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất, lần lượt chiếm 22,4% và 25,5% trong cơ cấu Tổng tài sản, tiếp đó là Hàng tồn kho với tỷ trọng 19%. Đây là một cơ cấu tài sản khá hợp lý với 1 doanh nghiệp trong lĩnh vực vật liệu xây dựng & nội thất và bất động sản như VGC.. 
  • Các khoản phải thu ngắn hạn của VGC tăng 17% so với đầu kỳ lên mức 1.390 tỷ đồng, đồng thời trong quý doanh nghiệp vẫn trích lập dự phòng phải thu khó đòi 323 tỷ. Tuy nhiên, VGC vẫn giữ 1 khoản tiền 2,052 tỷ đồng và tỉ lệ Tiền/Tổng tài sản ở mức an toàn 9%.

 

Tổng nguồn vốn:

  • Nợ phải trả chiếm 60% tổng nguồn vốn của VGC, tuy nhiên chủ yếu đến từ nợ chiếm dụng. Tổng nợ vay của doanh nghiệp là 4.041, tỉ lệ Nợ vay/Tổng tài sản là 17%, khá hợp lý trong bối cảnh lãi suất cao như hiện nay.

Triển vọng trong năm 2023 của VGC

  • VGC sở hữu quỹ đất rộng lớn và tiềm năng để phát triển khu công nghiệp. Doanh nghiệp đặt mục tiêu đến năm 2025 nâng tổng số các khu công nghiệp lên hơn 20, với trên 10 KCN mới với tổng diện tích tăng thêm khoảng 2.000 - 3.000 ha. Bên cạnh đó, VGC cũng sẽ bước triển khai đầu tư 50.000 căn nhà ở xã hội trong giai đoạn 2022-2030.
  • Với lĩnh vực vật liệu xây dựng, VGC tiếp tục dự định mở rộng các nhà máy, đa dạng sản phẩm hoá và tập trung đầu tư vào các sản phẩm mũi nhọn.
  • Trong năm 2023, Viglacera cũng sẽ thực hiện các công việc liên quan đến thoái vốn nhà nước.
  • Tuy vậy, trong ngắn hạn, VGC vẫn phải đối mặt với những rủi ro trước mắt khi cạnh tranh trong ngành vật liệu xây dựng ngày càng cao, cũng như nhu cầu giảm làm ảnh hưởng sản lượng tiêu thụ và tăng chi phí đền bù giải phóng mặt bằng cho các KCN mới.