Cập nhật báo cáo tài chính VCG quý 4 năm 2022 và những triển vọng trong năm 2023 từ việc hưởng lợi từ làn sóng đẩy mạnh đầu tư công. Công ty Dịch vụ và Xây dựng Nước ngoài được thanh lập vào năm 1988 và là tiền thân của Tổng Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (VCG) ngày nay. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính của công ty là: Xây dựng; Kinh doanh thuỷ điện; Sản xuất vật liệu xây dựng; Đầu tư và Kinh doanh bất động sản. Công ty vừa là nhà thầu vừa là đơn vị trực tiếp thi công. Các công trình trọng điểm quốc gia công ty đã tham gia như: Cầu Nhật Tân, Trung tâm Hội nghị Quốc Gia, Bảo tàng Hà Nội, đường cao tốc Láng Hòa Lạc... Sau khi tiến hành cổ phần hóa, VCG đã phát triển vững mạnh và nằm trong top 4 nhà thầu xây dựng uy tín nhất Việt Nam năm 2022. Đồng thời, VCG cũng sở hữu 23 công ty con, 22 công ty liên kết tại nhiều lĩnh vực.

Kết quả kinh doanh của VCG trong quý 4 năm 2022

  • Doanh thu Q4/2022 ghi nhận sự sụt giảm so với cả quý trước và cùng kỳ khi đạt mức 1,929 tỷ đồng, lũy kế cả năm 2022 VCG ghi nhận doanh thu 8,629, tăng trưởng khoảng 50% so với cùng kỳ, lợi nhuận trước thuế tăng 57% lên 1,132 tỷ đồng nhờ sự khởi sắc của những quý trước. 
  • Về cơ cấu doanh thu năm 2022 của VCG, hoạt động xây lắp chiếm đến 70% đạt gần 6 nghìn tỷ, phần còn lại là những hoạt động khác bao gồm sản xuất công nghiệp, bất động sản, giáo dục,...
  • Biên lợi nhuận gộp tăng lên 19.5% trong khi biên lãi thuần lại có diễn biến trái ngược, giảm từ 7.9% xuống còn 4.2%. Nguyên nhân của sự suy giảm trong biên lãi thuần đến từ việc chi phí lãi vay tăng mạnh trong kỳ, cùng với đó là chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng mạnh do chi phí lương và chi phí mua ngoài phát sinh, trong khi quý trước ghi nhận mức chi phí âm.

 

=> Đăng ký khóa học phân tích cơ bản Let Profit Run - làm chủ các cơ hội đầu tư, thấu hiểu doanh nghiệp, biến thông tin thành lợi nhuận: https://takeprofit.vn/khoa-hoc/let-profit-run?source=web

Bảng cân đối kế toán của VCG

  • Tổng tài sản vẫn đang duy trì kể từ giữa năm 2021 khi đây là thời điểm khoản phải thu tăng rất mạnh, đến Q1/2022 khoản phải thu bắt đầu giảm và khoản mục bù đắp cho sự giảm đó để duy trì quy mô tổng tài sản đến từ khoản mục xây dựng cơ bản dở dang với dự án Cái Giá Cát Bà được khởi công từ Q1/2022 và tiến độ được duy trì khá tích cực cho đến hết năm 2022
  • Tổng nguồn vốn cũng chứng kiến xu hướng tương tự về quy mô khi VCG thực hiện tăng vốn vào giữa năm 2022 và tăng cường nợ vay dài hạn để tài trợ cho dự án Cái Giá Cát Bà, đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho chi phí lãi vay tăng mạnh

Triển vọng của VCG trong năm 2023

  • Trong năm 2022, VCG đã trúng thầu và được chỉ định thầu tại nhiều dự án lớn trong lĩnh vực hạ tầng giao thông, xây dựng dân dụng và các dự án có vốn nhà nước và vốn FDI với tổng giá trị trúng thầu khoảng trên 8 nghìn tỷ đồng. Với sự quyết liệt giải ngân vốn đầu công từ đầu năm 2023 của Chính phủ sẽ giúp VCG hưởng lợi rất lớn khi có trong tay những công trình lớn như Sân bay Long Thành hay Cao tốc Bắc Nam. Đây sẽ là động lực tăng trưởng lớn của VCG trong năm 2023 khi VCG đã chứng minh được năng lực của mình trong quá khứ và sở hữu nhiều kinh nghiệm ở những dự án lớn, trọng điểm.
  • Do đó VCG sẽ là một khoản đầu tư rất hấp dẫn với câu chuyện về đầu tư công trong năm 2023 này. 

 

=> Xem thêm: Nhận định ngành xây dựng - Cú hích từ tăng tốc giải ngân đầu tư công | Cổ phiếu VCG, C4G, LCG, HHV