Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã công bố báo cáo tài chính VNM quý 1 năm 2022, đây là công ty sữa lớn nhất Việt Nam với thị phần khoảng 60%. Hoạt động kinh doanh chính của công ty này bao gồm chế biến, sản xuất và mua bán sữa tươi, sữa đóng hộp, sữa bột, sữa dinh dưỡng, và các sản phẩm từ sữa. Các mặt hàng của Vinamilk cũng được xuất khẩu sang một số quốc gia khác như Campuchia, Philippines, Úc và một số nước Trung Đông.
Kết quả hoạt động kinh doanh VNM quý I năm 2022
Doanh thu thuần và lợi nhuận gộp tăng 5,2% và -2,3% so với cùng kỳ, đạt mức 13.877 tỷ đồng và 5.624 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp giảm từ mức 43,6% về chỉ còn 40,5% so với cùng kỳ.
Doanh thu tài chính tăng nhẹ mức 12,3% so với cùng kỳ đạt 320 tỷ đồng, tuy nhiên chi phí tài chính tăng rất mạnh từ 6 tỷ đồng lên mức 132 tỷ đồng.
Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp không biến động nhiều, tăng nhẹ 2% và 0,3% so với cùng kỳ lên mức 2.636 tỷ đồng và 368 tỷ đồng.
Do đó, lợi nhuận thuần và lợi nhuận sau thuế giảm lần lượt 9,7% và 12,3% so với cùng kỳ về mức 2.772 tỷ đồng và 2.283 tỷ đồng.
=> Tham khảo: Cách đầu tư của Warren Buffett là gì? Bí quyết của một nhà đầu tư vĩ đại
Đánh giá của Take Profit về cổ phiếu VNM
Giá sữa nguyên liệu bắt đầu tăng từ 2020 và trong năm 2021 tình trạng này vẫn tiếp tục diễn ra. Tính đến hết Q1/2022, giá sữa bột tách béo đã chạm đỉnh 5 năm là 4.599 USD/tấn trong khi sữa bột nguyên kem (WMP) là 4.532 USD/tấn. Tuy nhiên, gần đây giá sữa bột nguyên kem (WMP) đã bị điều chỉnh giảm tương đối về mức 3.916 USD/tấn. Sở dĩ việc giá WMP tăng mạnh là do Trung Quốc (quốc gia đứng đầu về nhu cầu nhập khẩu WMP) thực hiện chính sách Zero Covid, qua đó nhu cầu giảm dẫn đến giá bán không còn tăng mạnh như trước nữa.
Về thị phần, Ban lãnh đạo chia sẻ rằng hiện tại thị phần của VNM vẫn duy trì tốt so với cùng kỳ năm ngoái. Trong Q1/2022, dòng sản phẩm sữa chua và sữa nước có kết quả kinh doanh tương đối ấn tượng, trái ngược với tình hình của sữa bột và sữa đặc.
Trong Đại hội cổ đông, Cổ đông cũng thông qua định hướng chiến lược trong giai đoạn 2022 - 2026, bao gồm: (1) Phát triển sản phẩm và trải nghiệm ưu việt cho người tiêu dùng; (2) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ nông nghiệp bền vững; (3) Khởi tạo cơ hội kinh doanh mới và (4) Trở thành đích đến của nhân tài.
Nhìn chung, triển vọng của VNM là không nhiều khi công ty đã chiếm được kha khá thị phần nội địa. Cùng với những rủi ro về giá nguyên liệu tăng mạnh trong khi việc chuyển chi phí tăng sang cho người tiêu dùng của VNM là rất khó khăn thì VNM sẽ cần phải có những kế hoạch đột phá hơn nếu muốn cải thiện hay tăng trưởng trong cả doanh thu lẫn lợi nhuận.
=> Xem thêm: Stock show - Bí quyết đầu tư chứng khoán trong thị trường Downtrend