Trong quá trình tìm hiểu doanh nghiệp, bên cạnh đánh giá các chỉ số quan trọng, nhà đầu tư còn cần xem xét sự biến động của các chỉ số đó qua 1 khoảng thời gian nhằm nắm bắt được xem liệu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đang tốt hơn hay kém đi. Vậy công cụ biểu đồ tài chính sẽ hỗ trợ nhà đầu tư thế nào trong việc so sánh và đánh giá doanh nghiệp, xin mời anh chị nhà đầu tư cùng TechProfit tìm hiểu bài viết dưới đây..

Công cụ Biểu đồ tài chính là gì?

Công cụ Biểu đồ tài chính trên Bộ công cụ Hỗ trợ đầu tư TechProfit.vn thể hiện sự biến động của các chỉ tiêu quan trọng của các doanh nghiệp cùng ngành trong 1 khoảng thời gian dài. Bằng việc thể hiện dưới dạng biểu đồ đường, nhà đầu tư có thể dễ dàng theo dõi diễn biến xu hướng và so sánh trong ngành với nhau. Với mỗi nhóm ngành, công cụ này sẽ có những tiêu chí khác nhau để phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh.

Công cụ biểu đồ tài chính sẽ hỗ trợ gì cho nhà đầu tư?

Khi tìm hiểu về một doanh nghiệp, bên cạnh đánh giá qua các chỉ số về sức khỏe tài chính, hiệu quả hoạt động, nhà đầu tư còn cần so sánh doanh nghiệp đó với các đối thủ trong cùng ngành. Với công cụ Biểu đồ tài chính TechProfit, nhà đầu tư sẽ được hỗ trợ trong việc:

  • So sánh các doanh nghiệp trong cùng ngành qua nhiều chỉ tiêu khác nhau, giúp đánh giá hiệu quả kinh doanh và sức khỏe tài chính của doanh nghiệp đó so với ngành đang thế nào.
  • Khung thời gian dài giúp theo dõi biến động và xu hướng của chỉ số, qua đó đánh giá doanh nghiệp đang hoạt động tốt hơn hay kém đi qua thời gian, chu kỳ ngành đang vào giai đoạn khó khăn hay tăng trưởng.

 

=> Ưu đãi 15 ngày trải nghiệm miễn phí toàn bộ tính năng khi Đăng ký Bộ Công Cụ Hỗ Trợ Đầu Tư của TechProfit: https://techprofit.vn/signup?utm_source=web02

Cách sử dụng công cụ biểu đồ tài chính

Công cụ Biểu đồ tài chính sẽ gồm 3 nhóm ngành với các biểu đồ và tiêu chí khác nhau, phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc ngành đó: Ngân hàng, Chứng khoán, Phi tài chính. Bên cạnh đó, nhà đầu tư có thể lựa chọn các khung thời gian 3 năm, 5 năm hoặc 10 năm để theo dõi diễn biến của chỉ số đã lựa chọn.

Biểu đồ tài chính ngành ngân hàng

  • Nhóm chỉ số về khả năng sinh lờiNIM (Tỷ lệ thu nhập lãi thuần), YEA (Tỷ lệ lợi tức trên tài sản sinh lãi), COF (Chi phí sử dụng vốn).
  • Nhóm chỉ số về nợ xấu và an toàn vốnNPL (Tỷ lệ nợ xấu), LDR (Tỷ lệ cho vay/Huy động), LLR (Tỷ lệ bao nợ xấu).
  • Chỉ số về cơ cấu tiền gửiCASA (Tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn).
  • Chỉ số về hiệu quả hoạt độngCIR (Tổng chi phí hoạt động/Tổng thu nhập hoạt động)/
  • Tín dụng (YoY): Tăng trưởng tín dụng so với cùng kỳ của ngân hàng.
  • ROAROE: Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản và Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu.
  • Chỉ số định giá P/B (Price-to-Book ratio).

 

=> Trang bị cho nhà đầu tư cả 2 kỹ năng phân tích cơ bản và kỹ năng phân tích kỹ thuật. Đăng ký ngay Khóa Học Miễn Phí tại link: https://takeprofit.vn/khoa-hoc-lets-investing

Biểu đồ tài chính ngành chứng khoán

  • ROA: Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản.
  • ROE: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu.
  • Chỉ số định giá P/B (Price-to-Book ratio).

Biểu đồ nhóm ngành phi tài chính

  • Biên lợi nhuận: Biên lãi gộp (Q), Biên lãi gộp (TTM), Biên lãi thuần (TTM)
  • Tổng Nợ/Tổng tài sản (Q)
  • Hiệu quả kinh doanh (TTM): Tỷ số giúp NĐT thấy được tỷ suất sinh lời của doanh nghiệp được tạo ra từ các tài sản thực sự được dùng trong hoạt động kinh doanh chính.
  • ROA & ROE: Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản và Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu.
  • Chỉ số định giá P/B (Price-to-Book ratio) và P/E (Price-to-Earning ratio)

 

=> Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng công cụ biểu đồ tài chính - Đánh giá triển vọng doanh nghiệp