Khi đánh giá và phân tích doanh nghiệp, nhà đầu tư sẽ thường đặc biệt quan tâm tới các chỉ số tài chính quan trọng. Với việc nắm bắt nhanh được các chỉ số này, nhà đầu tư sẽ có cái nhìn tổng quan về tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trước khi đánh giá chuyên sâu hơn. Vậy công cụ các chỉ số tài chính sẽ hỗ trợ nhà đầu tư thế nào trong việc này, xin mời anh chị nhà đầu tư cùng TechProfit tìm hiểu bài viết dưới đây.

Công cụ các chỉ số tài chính là gì?

Công cụ các chỉ số tài chính trên Bộ công cụ Hỗ trợ đầu tư TechProfit.vn tính toán và thể hiện giá trị của nhiều chỉ số quan trọng của doanh nghiệp, qua đó hỗ trợ nhà đầu tư trong quá trình nghiên cứu, đánh giá để hiểu rõ hơn về tình hình tài chính và hiệu suất kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành đó.

 

=> Ưu đãi 15 ngày trải nghiệm miễn phí toàn bộ tính năng khi Đăng ký Bộ Công Cụ Hỗ Trợ Đầu Tư của TechProfit: https://techprofit.vn/signup?utm_source=web02

Các chỉ số tài chính trên công cụ

Sau khi lựa chọn ngành và danh sách các cổ phiếu, cùng với các tiêu chí muốn hiển thị, danh sách cổ phiếu trong ngành sẽ hiện ra và được sắp xếp theo thứ tự vốn hóa giảm dần. Các chỉ tiêu được chia thành 2 nhóm chính:

Các chỉ tiêu đánh giá trạng thái cổ phiếu

  • RS20D: RS là chỉ số để so sánh hiệu suất của cổ phiếu so với thị trường chung, hoặc so sánh cổ phiếu trong cùng ngành với nhau. Chỉ số này giúp nhà đầu tư đánh giá sức mạnh cổ phiếu đó so với thị trường chung khoẻ hay yếu hơn, đang có xu hướng khoẻ lênhay yếu dần.
  • Dòng tiền 20D: Đánh giá trạng thái và xu hướng dòng tiền ra, vào cổ phiếu đó.

  • Ví dụ: Biểu đồ RS20D và dòng tiền 20D cho thấy các doanh nghiệp trong ngành bất động sản thương mại như VHM, VIC, NVL,... đang có RS đi xuống và cắt xuống dưới VNINDEX. Tương ứng với đó, dòng tiền sau khi tăng và tạo đỉnh cũng đang có dấu hiệu đi ra. Điều này cho thấy các cổ phiếu trong ngành đang có trạng thái yếu dần và chưa tích cực.

Các chỉ tiêu đánh giá sức khỏe doanh nghiệp

  • Biên lãi gộp: Biên lãi gộp cho biết với mỗi đồng doanh thu tạo ra thì doanh nghiệp thu về được bao nhiêu đồng lợi nhuận gộp, qua đó đo lường hiệu quả và thể hiện biến động hoạt động kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp. Chỉ số cao cũng thể hiện lợi thế cạnh tranh và vị thế của doanh nghiệp trong ngành.
  • Tổng nợ/Tổng tài sản: Đánh giá sự rủi ro trong cơ cấu nợ của doanh nghiệp và giúp nhà đầu tư đánh giá so với ngành, tỷ lệ nợ của doanh nghiệp là cao hay thấp.
  • Vòng quay tài sản (TTM): Đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp khi thể hiện hiệu quả sử dụng tài sản thông qua đo lường doanh thu đem về so với giá trị tổng tài sản của doanh nghiệp đó.
  • ROA & ROE: Tỷ suất sinh lời trên tài sản và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu.
  • EPS: Phần lợi nhuận mà doanh nghiệp phân bổ cho mỗi cổ phần thông thường đang được lưu hành trên thị trường. Đây là chỉ số thể hiện khả năng kiếm lợi nhuận của doanh nghiệp.
  • P/B & P/E: 2 chỉ số định giá cơ bản của 1 doanh nghiệp.

  • Ví dụ: HPG (Hòa Phát) là doanh nghiệp có biên lãi gộp (quý 4/2023) là 13%, là mức cao nhất trong ngành. Điều này phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khi Hòa Phát có chuỗi giá trị hoàn chỉnh nhất ngành thép (đi từ sản xuất nguyên liệu đầu vào cho tới khi ra thép thành phẩm), giúp doanh nghiệp có biên lãi gộp cao hơn với HSG hay NKG, những doanh nghiệp mang tính thương mại nhiều hơn. Nhờ đó ROE và ROA của HPG cũng lần lượt đạt mức cao so với ngành là 6,84% và 3,8%.

 

=> Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng công cụ các chỉ số tài chính - Nắm bắt tình hình tài chính và hiệu suất kinh doanh