Khi đánh giá về 1 doanh nghiệp, sau khi đã nắm rõ doanh nghiệp đó thuộc ngành và hoạt động trong lĩnh vực nào, cơ cấu doanh thu - chi phí ra sao. Nhà đầu tư sẽ cần bóc tách để đánh giá cơ cấu tài chính (cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn,...) của doanh nghiệp, cũng như so sánh với các đối thủ cùng ngành. Vậy công cụ cơ cấu tài chính sẽ hỗ trợ nhà đầu tư thế nào trong việc so sánh và đánh giá doanh nghiệp, xin mời anh/chị cùng TechProfit tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Giới thiệu về công cụ cơ cấu tài chính

Công cụ cơ cấu tài chính là gì?

Công cụ Cơ cấu tài chính trên Bộ công cụ Hỗ trợ đầu tư TechProfit.vn thể hiện tỷ lệ các khoản mục trong cơ cấu tài sản, nguồn vốn, thu nhập,... của các doanh nghiệp trong cùng 1 ngành. Bằng việc thể hiện qua tỷ lệ % thay vì số tuyệt đối, nhà đầu tư có thể dễ dàng theo dõi và đánh giá xem khoản mục nào đang chiếm tỷ trọng nhiều nhất trong cơ cấu đó của mỗi doanh nghiệp và so sánh trong ngành với nhau. Với mỗi nhóm ngành, công cụ này sẽ có những tiêu chí khác nhau để phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh.

Công cụ cơ cấu tài chính sẽ hỗ trợ gì cho nhà đầu tư?

Với từng doanh nghiệp, mặc dù cùng ngành nhưng với đặc thù kinh doanh và định hướng khác nhau thì cơ cấu tài chính cũng khác nhau để phù hợp với hoạt động của doanh nghiệp. Công cụ cơ cấu tài chính sẽ hỗ trợ nhà đầu tư trong việc so sánh các cổ phiếu cùng ngành để đánh giá mức độ an toàn, rủi ro trong cơ cấu tài chính các doanh nghiệp, cũng như nhìn rõ được đặc điểm hoạt động, từ đó lựa chọn cổ phiếu trong ngành để đầu tư phù hợp với mỗi giai đoạn thị trường.

 

=> Ưu đãi 15 ngày trải nghiệm miễn phí toàn bộ tính năng khi Đăng ký Bộ Công Cụ Hỗ Trợ Đầu Tư của TechProfit: https://techprofit.vn/signup?utm_source=web08

Cách sử dụng công cụ Cơ cấu tài chính

Công cụ cơ cấu tài chính sẽ gồm 3 nhóm ngành với các biểu đồ và tiêu chí khác nhau, phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc ngành đó:

  • Ngân hàng: Cơ cấu tài sản; Cơ cấu nguồn vốn; Cơ cấu thu nhập; Cơ cấu tiền gửi, Tỷ lệ Nợ xấu và nợ nhóm 2.
  • Chứng khoán: Cơ cấu tài sản; Cơ cấu nguồn vốn; Cơ cấu tài sản tài chính FVTPL, Cơ cấu doanh thu hoạt động.
  • Các doanh nghiệp phi tài chính: Cơ cấu tài sản; Cơ cấu nguồn vốn.

Nhóm ngành phi tài chính

  • Cơ cấu tài sản: Cơ cấu tài sản trên công cụ được hệ thống thành các khoản mục chính: Tiền+tiền gửi ngân hàng, khoản phải thu, hàng tồn kho, tài sản cố định, xây dựng cơ bản dở dang, đầu tư tài chính dài hạn, tài sản khác. Tài sản của doanh nghiệp phân bổ trọng tâm vào đâu, thì khả năng sinh lời sẽ nằm chủ yếu ở đó. Bằng việc phân tích cơ cấu tài sản, nhà đầu tư sẽ đánh giá được định hướng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó đưa ra quyết định lựa chọn cổ phiếu hợp lý để đầu tư với mỗi giai đoạn thị trường.
  • Cơ cấu nguồn vốn: Cơ cấu nguồn vốn trên công cụ được hệ thống thành các khoản mục chính: Nợ vay ngắn hạn, nợ vay dài hạn, nợ chiếm dụng, vốn góp, thặng dư và các quỹ, LNST chưa phân phối. Nhà đầu tư sẽ đánh giá và so sánh cơ cấu nguồn vốn, tỷ lệ nợ vay, khả năng chiếm dụng vốn của doanh nghiệp thế nào, an toàn hay rủi ro hơn so với ngành.

Nhóm ngành Ngân hàng

  • Cơ cấu thu nhập: Giúp đánh giá nguồn thu đến từ đâu là chủ yếu. Với các ngân hàng, thu nhập phần lớn đến từ hoạt động tín dụng (thu nhập lãi thuần). Chính vì có đóng góp quan trọng nhất, nên nhà đầu tư cần đánh giá kỹ về hoạt động tín dụng của ngân hàng. Những nguồn thu khác ít hơn, nếu biến động cũng sẽ không ảnh hưởng lớn đến doanh thu, lợi nhuận như thu nhập lãi thuần.
  • Cơ cấu tài sản & Cơ cấu nguồn vốn: Nhìn vào cơ cấu tài sản và nguồn vốn của ngân hàng sẽ thấy rõ được đặc điểm hoạt động kinh doanh và tầm quan trọng của hoạt tín dụng với tỷ lệ cho vay khách hàng và tiền gửi khách hàng cao.
  • Cơ cấu tiền gửi: CASA (tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn) là 1 yếu tố được quan tâm khi đánh giá ngân hàng. CASA cao thì càng có lợi vì tiền gửi khôn kỳ hạn có lãi suất thấp nhất, là nguồn huy động rẻ nhất của ngân hàng, giảm chi phí lãi, tăng thu nhập lãi thuần, cải thiện NIM. Nhìn vào công cụ, nhà đầu tư sẽ thấy được những ngân hàng nào đang có CASA cao và có lợi thế hơn.
  • Tỷ lệ Nợ xấu và nợ nhóm 2: Giúp nhà đầu tư so sánh tỷ lệ nợ xấu giữa các ngân hàng, qua đó đánh giá xem ngân hàng nào đang có chất lượng tài sản tốt hoặc rủi ro.

Nhóm ngành chứng khoán

  • Cơ cấu doanh thu hoạt động: Công ty chứng khoán có 3 mảng hoạt động chính gồm tự doanh, margin, môi giới. Qua công cụ, nhà đầu tư sẽ thấy sự khác biệt giữa cơ cấu doanh thu định hướng kinh doanh của các công ty.
  • Cơ cấu tài sản & Cơ cấu nguồn vốn: So sánh giữa nguồn vốn của các công ty chứng khoán cũng như nguồn lực và khả năng sinh lời của công ty đó đang được phân bổ ở đâu trên tổng tài sản.
  • Cơ cấu tài sản tài chính FVTPL: Đánh giá cơ cấu danh mục đầu tư các tài sản tài chính ghi nhận qua lãi/lỗ.

 

=> Trang bị cho nhà đầu tư cả 2 kỹ năng phân tích cơ bản và kỹ năng phân tích kỹ thuật. Đăng ký ngay Khóa Học Miễn Phí tại link: https://takeprofit.vn/khoa-hoc-lets-investing

Ví dụ thực tế về ứng dụng công cụ cơ cấu tài chính

Cơ cấu tài sản

Ví dụ với ngành thép:

  • HPG là doanh nghiệp có tỷ trọng tài sản cố định lớn nhất, chủ yếu là các nhà máy, lò điện, lò cao. Cơ cấu này cho HPG có khả năng sản xuất lớn, tỷ lệ tài sản cố định cũng cao hơn so với HSG, NKG do 2 doanh nghiệp theo hướng thương mại, có sản xuất nhưng ko đáng kể.
  • Hàng tồn kho cũng là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản các doanh nghiệp ngành thép. Với HPG, tỷ lệ hàng tồn kho lớn nhưng ko thể bằng tài sản cố định do đây là doanh nghiệp sản xuất. Trong khi NKG, HSG mang tính thương mại nhiều hơn nên tỷ lệ lớn nhất là hàng tồn kho, đặc biệt là NKG với tỷ lệ cao nhất. Dù nhỏ hơn về giá trị, nhưng tỷ lệ cao cho thấy nguồn lực NKG đang tập trung ở hàng tồn kho. Khi thị trường khởi sắc, nhu cầu cải thiện, giá hàng hoá tăng, doanh nghiệp sẽ hưởng lợi nhờ tích trữ và bán hàng tồn kho ra thị trường, giúp mức tăng trưởng lợi nhuận so với quy mô doanh nghiệp cũng lớn hơn do tập trung nhiều nguồn lực vào khoản mục này.

  • Nhờ vào đánh giá cơ cấu tài sản và thấy bức tranh kinh doanh của doanh nghiệp, nhà đầu tư có thể lựa chọn và đưa ra quyết định đầu tư hợp lý với mỗi giai đoạn thị trường. Trong giai đoạn giá thép tăng, NKG thường có mức tăng tốt hơn HPG vs HSG vì tài sản tập trung vào hàng tồn kho, giúp tỷ suất sinh lời trên tài sản tốt hơn. Trong khi ở giai đoạn khó khăn, các doanh nghiệp sản xuất và có nguồn lực lớn như HPG sẽ là sự lựa chọn an toàn và hợp lý.

Cơ cấu nguồn vốn

  • Trong các doanh nghiệp ngành thép, chỉ HPG có nợ dài hạn chiếm tỷ trọng cao, phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh mang tính sản xuất và dài hạn của doanh nghiệp, Với các doanh nghiệp khác, nợ vay chủ yếu đều là nợ ngắn hạn, với NKG có tỷ lệ lớn nhất. Điều này cho thấy NKG vay nợ để tài trợ cho tồn kho. Khi giá thép tăng, doanh nghiệp sẽ hưởng lợi nhờ tỷ lệ đòn bẩy cao. Nhưng nếu ngành thép vẫn khó khăn, giá thép ở vùng thấp quá lâu thì đây cũng là doanh nghiệp chịu tác động tiêu cực lớn.

 

=> Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng công cụ cơ cấu tài chính - So sánh cơ cấu và sức khỏe tài chính các doanh nghiệp