Hiện tại có rất nhiều phương pháp định giá trên thị trường như Net Net, PE, PB, PS, EV/EBITDA, DCF.. Nhưng hai phương pháp định giá cơ bản và phổ biến với mọi người nhất đó chính là P/E và P/B. Nhằm hỗ trợ hiệu quả hơn trong đầu tư, TechProfit đã phát triển công cụ vùng định giá cổ phiếu dựa trên 2 phương pháp P/E và P/B. Vậy khi nào nên dùng P/E, khi nào nên dùng P/B và dùng công cụ vùng định giá của TechProfit như thế nào cho hiệu quả mời anh chị nhà đầu tư theo dõi bài viết dưới đây.
Vùng định giá là gì?
Vùng định giá là một vùng dữ liệu bao gồm mức định giá thấp nhất, cao nhất và hiện tại của cổ phiếu trong một khoảng thời gian nhất định.
Cách dùng phương pháp định giá P/E
- Chỉ số P/E (viết tắt của chỉ số Price to Earning ratio) là chỉ số đánh giá mối quan hệ giữa giá thị trường của cổ phiếu (Price) và thu nhập trên một cổ phiếu (EPS).
- Công thức tính chỉ số P/E:
- P/E = giá thị trường của cổ phiếu (Price)/Thu nhập trên một cổ phiếu (EPS)
- Chỉ số P/E thể hiện việc nhà đầu tư sẵn lòng trả giá bao nhiêu cho một đồng lợi nhuận của cổ phiếu. Nó phản ánh sự kỳ vọng của nhà đầu tư vào doanh nghiệp.
Trailing P/E
Trailing P/E là chỉ số P/E tính cho 4 quý gần nhất. Đây là loại P/E phổ biến vì đó là số liệu khá khách quan được nhiều nhà đầu tư sử dụng.
Forward P/E
- Forward P/E là chỉ số P/E tính cho 4 quý tới. Loại PE này được tính dựa trên những báo cáo, phân tích, dự báo uy tín.
- P/E thường được dùng cho các doanh nghiệp có mô hình kinh doanh ổn định: các công ty sản xuất, bản lẻ, tiêu dùng trong điều kiện bối cảnh doanh nghiệp tăng trưởng ổn định.
- P/E cao hay thấp thường không có nhiều ý nghĩa nếu đứng một mình, mà phải so sánh với toàn ngành hoặc giữa hiện tại và quá khứ để biết hiện tại đang đắt hay rẻ.
=> Ưu đãi 15 ngày trải nghiệm miễn phí toàn bộ tính năng khi Đăng ký Bộ Công Cụ Hỗ Trợ Đầu Tư của TechProfit: https://techprofit.vn/signup?utm_source=web02
Cách dùng phương pháp định giá P/B
Chỉ số P/B (Price to book) dùng để so sánh giá cổ phiếu trên thị trường cao/thấp gấp bao nhiêu lần so với giá trị sổ sách của doanh nghiệp.
- Chỉ số P/B thể hiện với một đồng giá trị sổ sách nhà đầu tư sẵn sàng bỏ ra bao nhiêu đồng cho giá một cổ phiếu của doanh nghiệp.
- Hệ số P/B phụ thuộc nhiều vào các yếu tố, chẳng hạn như: doanh thu, lợi nhuận, tốc độ tăng trưởng, lợi thế cạnh tranh, ngành nghề kinh doanh, độ an toàn về mặt tài chính và các điều kiện kinh tế vĩ mô như lạm phát, lãi suất, GNP, GDP,…
- Tỷ số P/B là một công cụ hữu ích giúp nhà đầu tư thực hiện phán đoán cổ phiếu có đang bị định giá thấp hơn so với giá trị thực của nó không, từ đó đưa ra quyết định bán ra hoặc mua.
- P/B thường được dùng cho các doanh nghiệp tài chính: bank, chứng khoán, bảo hiểm. Bởi vì những doanh nghiệp này tài sản có tính thanh khoản cao: tiền, cổ phiếu, trái phiếu và không bị mất giá khi đánh giá lại. Tài sản có tính chắc chắn hơn nhiều so với DN sản xuất nên giá trị sổ sách của doanh nghiệp ít biến động hơn.
- Đặc biệt trong giai đoạn suy thoái thì định giá doanh nghiệp theo phương pháp P/B lại càng phát huy tác dụng, đánh giá chất lượng tài sản so với PB trong lịch sử.
=> Trang bị cho nhà đầu tư cả 2 kỹ năng phân tích cơ bản và kỹ năng phân tích kỹ thuật. Đăng ký ngay Khóa Học Miễn Phí tại link: https://takeprofit.vn/khoa-hoc-lets-investing
Cách dùng tính năng vùng định giá
Cơ cấu dùng định giá
- Khung thời gian: 3 năm, 5 năm và 10 năm. Nên dùng khung 5 năm để dữ liệu trực quan nhất.
- Đường màu đỏ là định giá trung bình của ngành
- Vùng định giá hình chữ nhật bao gồm mức giá cao/thấp nhất trong lịch sử của cổ phiếu.
- Hình thoi thể hiện mức định giá hiện tại của cổ phiếu
- Có thể linh hoạt tùy chỉnh các mã cổ phiếu muốn xem ở góc trên cùng bên phải.
Cách dùng vùng định giá
Nguyên tắc: Mua khi cổ phiếu về vùng định giá thấp nhất trong lịch sử và bán khi cổ phiếu ở vùng định giá cao nhất trong lịch sử.
- Lưu ý:
- Không phải cứ cổ phiếu về vùng định giá thấp nhất trong lịch sử là có thể mua mà cần phải đánh giá thêm tình hình kinh doanh cũng như chất lượng tài sản của doanh nghiệp. Doanh nghiệp gặp vấn đề khó khăn trong kinh doanh có thể khiến mức định giá về vùng thấp nhất trong lịch sử, thể hiện nhà đầu tư chỉ sẵn sàng trả một mức giá rất thấp cho chính cổ phiếu cũng như doanh nghiệp.
- Không phải cứ cổ phiếu ở vùng định giá cao nhất trong lịch sử là nên bán mà cần xem xét đến tình hình kinh doanh cũng như chất lượng tài sản của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp đang có một catalyst quá tốt thể hiện việc nhà đầu tư sẵn sàng trả mức giá cao cho cổ phiếu đó.
- Phương pháp định giá P/E sẽ hiệu quả nhất trong trường hợp doanh nghiệp có mô hình kinh doanh ổn định và không có biên động bất thường.
- Không nên quá phụ thuộc vào một phương pháp định giá mà cần phải kết hợp thêm nhiều phương pháp khác khi ra quyết định mua bán cũng như nhìn vào triển vọng kinh doanh của doanh nghiệp.
=> Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng công cụ vùng định giá - Định giá cổ phiếu chỉ với một cú chạm