Tổng quan kinh tế vĩ mô tháng 2 và 2 tháng đầu năm 2025
Lạm phát và lãi suất (CPI)

CPI tháng 2 và 2 tháng đầu năm
- CPI tháng 2/2025 tăng 0,34% so với tháng trước, tăng 1,32% so với tháng 12/2024 và tăng 2,91% so với cùng kỳ năm trước.
- Bình quân CPI 2 tháng đầu năm tăng 3,27% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,97%.
Nguyên nhân chính
- Giá thịt lợn tăng do thiếu hụt nguồn cung.
- Giá ăn uống ngoài gia đình, giá nhà ở thuê và giá dịch vụ giao thông tăng.
Đánh giá
CPI hiện tại vẫn trong tầm kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và chưa tạo áp lực buộc NHNN phải thay đổi chính sách lãi suất trong ngắn hạn. Thậm chí NHNN còn chấp nhận mức lạm phát cao hơn trong năm nay (quanh 4.5%) để ưu tiên mục tiêu tăng trưởng.
Tăng trưởng tiêu dùng và sản xuất công nghiệp

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
Biến động tháng 2
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tháng 2/2025 đạt 561,7 nghìn tỷ đồng, tăng 9,4% so với cùng kỳ năm trước.
Biến động 2 tháng đầu năm
Lũy kế 2 tháng đầu năm, tổng mức bán lẻ đạt 1.137,5 nghìn tỷ đồng, tăng 9,4% so với cùng kỳ năm trước.
Đánh giá
Tăng trưởng bán lẻ cao hơn cùng kỳ năm trước, cho thấy xu hướng phục hồi trong lĩnh vực tiêu dùng nhưng vẫn chưa đạt mức tăng trưởng trung bình giai đoạn 2018 - 2019 (~12%).
Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP)

Biến động tháng 2
Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) giảm 2,2% so với tháng trước nhưng tăng 17,2% so với cùng kỳ năm trước.
Biến động 2 tháng đầu năm
Trong 2 tháng đầu năm, IIP tăng 7,2%, trong đó ngành chế biến, chế tạo tăng 9,3%.
Đánh giá
Sản xuất công nghiệp phục hồi tốt, đặc biệt là trong ngành chế biến, chế tạo. Tuy nhiên, sự phục hồi vẫn chưa hoàn toàn đạt mức trước đại dịch (~10%).
Xuất nhập khẩu và cán cân thương mại

Biến động tháng 2
Xuất khẩu đạt 31,11 tỷ USD (giảm 6,2% so với tháng trước), nhập khẩu đạt 32,66 tỷ USD (tăng 8,4% so với tháng trước).
Biến động 2 tháng đầu năm
Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 64,27 tỷ USD (tăng 8,4%), nhập khẩu đạt 62,8 tỷ USD (tăng 15,9%). Cán cân thương mại xuất siêu 1,47 tỷ USD.
Đánh giá
Xuất khẩu vẫn duy trì đà phục hồi do xu hướng nhập khẩu mạnh hơn từ các nhà nhập khẩu do lo ngại chính sách thuế quan của Trump trước khi những chính sách thuế này được áp dụng.
Đầu tư công và FDI
Đầu tư công (Vốn đầu tư từ NSNN)

Mức giải ngân tháng 2
Vốn đầu tư từ NSNN tháng 2 đạt 37,9 nghìn tỷ đồng, tăng 36,5% so với cùng kỳ năm trước.
Mức giải ngân 2 tháng đầu năm
Tổng vốn đầu tư NSNN đạt 73,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 8,5% kế hoạch năm và tăng 21,7%.
Đánh giá
Tốc độ giải ngân cao hơn cùng kỳ năm trước, thể hiện nỗ lực thúc đẩy đầu tư công nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
Giải ngân và đăng ký tháng 2
Vốn FDI thực hiện tháng 2 đạt 2,95 tỷ USD, tăng 5,4% so với cùng kỳ.
Giải ngân và đăng ký 2 tháng đầu năm
FDI thực hiện đạt 2,95 tỷ USD, vốn FDI đăng ký đạt 6,90 tỷ USD, tăng 35,5%.
Đánh giá
Dòng vốn đầu tư FDI đã có xu hướng quay trở lại mạnh mẽ trong hai tháng đầu năm 2025 báo hiệu xu hướng hồi phục tốt của dòng vốn ngoại. Đóng góp tích cực vào phát triển bền vững và gia tăng sản xuất trong nước.
=> Bắt đầu hành trình đầu tư cùng TechProfit để được HỖ TRỢ GIAO DỊCH TRỰC TIẾP TRONG PHIÊN và sử dụng miễn phí trọn bộ công cụ hỗ trợ đầu tư TechProfit.vn: https://techprofit.vn/mo-tai-khoan-chung-khoan
Các yếu tố khác ảnh hưởng đến nền kinh tế
Khách quốc tế và du lịch
Biến động tháng 2: Khách quốc tế tháng 2 đạt 1,9 triệu lượt, tăng 23,7% so với cùng kỳ.
Biến động 2 tháng đầu năm: 3,96 triệu lượt khách quốc tế, tăng 30,2%.
Đánh giá: Du lịch tiếp tục phục hồi mạnh mẽ nhờ chính sách thị thực thuận lợi và các chương trình quảng bá.
Chỉ số PMI và triển vọng sản xuất

Chỉ số PMI tháng 2
Chỉ số PMI Tháng 2 ở mức 49,2 điểm (dưới 50), cho thấy hoạt động sản xuất có dấu hiệu thu hẹp nhẹ.
Đánh giá: Hai tháng đầu 2025 đều có mức PMI dưới 2025 do các đơn hàng xuất khẩu có xu hướng chậm lại. Lý do là do cuối 2024 các doanh nghiệp đã có xu hướng đẩy mạnh xuất khẩu trước khi các luật thuế mới dưới chính quyền ông Trump được áp dụng. Do vậy đến đầu năm nay các đơn hàng sẽ có xu hướng chậm lại.
Dự báo và khuyến nghị cho nhà đầu tư
- Lạm phát vẫn trong tầm kiểm soát, chưa tạo áp lực lớn lên chính sách tiền tệ.
- Tăng trưởng bán lẻ và sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi nhưng vẫn còn yếu so với giai đoạn tiền Covid.
- Đầu tư công và FDI tiếp tục là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế.
- Xuất khẩu cần theo dõi sát xu hướng thương mại toàn cầu để duy trì lợi thế cạnh tranh.
=> Nâng cao hiệu suất đầu tư bằng Quant Trading với Thuật toán giao dịch TechProfit, đánh bại VN-Index đến 30% https://trading.techprofit.vn/