Chính phủ đang ngày càng đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công trong giai đoạn cuối năm khi các số liệu từ tháng 7-8 cho thấy những sự tích cực. C4G là một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực xây dựng hạ tầng giao thông, vậy làn sóng đầu tư công sắp tới thì C4G sẽ có những triển vọng gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé
Tổng quan doanh nghiệp của C4G
Tập đoàn Cienco4 là công ty đầu ngành trong lĩnh vực Xây dựng Hạ tầng giao thông tại Việt Nam hiện nay. Mới đây công ty đã nộp hồ sơ lên sàn HNX với mã cổ phiếu là C4G. Hoạt động kinh doanh chính của công ty tập trung vào 3 mảng chính là Xây lắp, thu phí BOT và bất động sản.
Cơ cấu cổ đông
Tính đến tháng 9/2022, cổ đông lớn duy nhất hiện tại là CTCP New Link mặc dù trước đợt tăng vốn tháng 4/2022 vẫn còn có các cổ đông lớn khác như VND hay CTCP Xây dựng Dũng Hưng. Nguyên nhân là do khi C4G chào bán cho các cổ đông hiện hữu với tỷ lệ là 1:1 thì các cổ đông lớn trước đó đã không thực hiện quyền, do đó dẫn tới tỷ lệ sở hữu bị pha loãng và chỉ còn 1 cổ đông lớn duy nhất là CTCP New Link.
Với việc cơ cấu cổ đông chỉ có duy nhất 1 cổ đông lớn là CTCP New Link thuộc sở hữu của 1 thành viên trong HĐQT sẽ tiềm ẩn những rủi ro về tính minh bạch và rõ ràng trong việc công bố thông tin cũng như là tình hình nội tại của công ty.
=> Nắm bắt BÍ QUYẾT giao dịch hiệu quả với khóa học Miễn Phí Let's Investing K7 - Tìm kiếm cơ hội trong Sideway, tránh xa rủi ro và đón đầu những cơ hội tốt nhất. Bắt đầu tư 10/10 - 15/10/2022, Đăng ký tại: https://takeprofit.vn/khoa-hoc-lets-investing?source=web
Tình hình tài chính của C4G
Điểm đáng lưu ý trong cơ cấu tài sản là khoản phải thu và tiền + tiền gửi. Cụ thể trong Q2/2022 khoản mục khoản phải thu đã tăng hơn 58% so với đầu năm, chủ yếu là tăng mạnh trong phải thu về cho vay ngắn hạn, bên cạnh đó là tiền và tiền gửi trong Q2/2022 đã giảm mạnh gần 90% xuống còn gần 90 tỷ trong khi Q1/2022 ở mức hơn 800 tỷ sau khi huy động thêm vốn từ cổ đông hiện hữu.
Có thể thấy C4G đã huy động tiền để mang đi cho vay. Nếu đọc thuyết minh báo cáo tài chính thì có thể thấy khoản cho vay trong kỳ này là cho công ty CP Dịch vụ và Đầu tư Trustlink với số tiền khoảng 425 tỷ đồng và tài sản đảm bảo là tín chấp. Được biết CTCP Dịch vụ và Đầu tư Trustlink có liên quan đến chủ tịch của VND, trong khi đó VND đang là cổ đông chiếm khoảng 4% cổ phần của C4G. Do đó ở đây sẽ có mối liên kết với nhau, tuy nhiên với tài sản đảm bảo là tín chấp thì nó cũng tiềm ẩn rủi ro đối với C4G để có thể thu hồi được vốn.
Về cơ cấu nguồn vốn, đầu năm 2022 C4G đã huy động thêm vốn từ cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 1:1 do đó vốn điều lệ đã tăng lên 2247 tỷ, gấp đôi vốn điều lệ trước đó.
Bên cạnh đó lợi nhuận sau thuế chưa pp của Q1,Q2/2022 đã giảm mạnh hơn 20% so với các quý trước đó do kết quả kinh doanh không tốt bởi tác động của giá nguyên vật liệu tăng cao cùng với tốc độ giải ngân vốn đầu tư công rất chậm trong nửa đầu năm 2022
Ngoài ra, tỷ lệ nợ vay giảm cũng là một điểm tích cực tuy nhiên không phải do công ty giảm nợ vay mà là do C4G đã tăng vốn khiến cho tỷ lệ này giảm. Điều này giúp độ an toàn vốn của C4G tăng lên tuy nhiên chi phí tài chính vẫn sẽ không thay đổi vì thế vẫn sẽ không có tác động tích cực đến lợi nhuận ròng của công ty.
Kết quả hoạt động kinh doanh
Kết quả kinh doanh trong Q2/2022 của C4G đang có sự cải thiện tích cực khi doanh thu thuần tăng 15% so với quý trước và hơn 7% so với cùng kỳ 2021. Điều này được cải thiện do Q2/2022 C4G đã ghi nhận doanh thu cao khoảng hơn 326 tỷ trong mảng Bất động sản với dự án Long Sơn 1A theo hợp đồng chuyển nhượng một phần bất động sản.
Biên lợi nhuận gộp của C4G giảm xuống còn 12.8% trong khi cùng kỳ 2021 đạt 24%. Điều này là do giá thép tăng rất mạnh trong Q1 và nửa đầu Q2/2022 dẫn đến C4G phải tích lũy hàng tồn kho giá cao. Điều này đã khiến mặc dù giá vốn tăng rất mạnh tuy nhiên khó có thể tăng được giá đầu ra, vì thế biên lợi nhuận gộp của công ty bị giảm mạnh.
Điểm nhấn đầu tư - Mảng xây lắp hưởng lợi bởi sóng đầu tư công
Về giải ngân vốn đầu tư công, ước tính đến hết tháng 8/2022 thanh toán đạt 212,227 tỷ đồng, đạt 39.15% kế hoạch của Thủ tướng Chính phủ giao. Đặc biệt là trong tháng 8 khi tăng trưởng vốn đầu tư công đạt mức hơn 50% so với tháng 8/2021.
Với việc nguồn cung đất đắp và cát tại các dự án hạ tầng giao thông đang được cải thiện, cùng với đó là giá nguyên vật liệu giảm và mùa mưa đã qua thì việc triển khai xây dựng các dự án đầu tư công sẽ trở nên thuận lợi hơn.
Ngoài ra, Chính phủ cũng đang khá quyết liệt trong việc yêu cầu đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công và chỉ đạo các đoàn kiểm tra để giải quyết các vướng mắc.
Những điểm tích cực trên cho thấy trong nửa cuối năm 2022 các doanh nghiệp đầu tư công sẽ cải thiện được biên lợi nhuận và các dự án cũng được đẩy nhanh tiến độ hơn.
Dự án được ưu tiên triển khai trong thời gian tới
Dự án Cao tốc Bắc Nam phía Đông giai đoạn 2
Tính đến nay, 12/12 dự án thành phần đều đã có văn bản báo cáo tiến độ triển khai chi tiết để có thể khởi công vào cuối năm. Do đó, Bộ GTVT đã được Chính phủ giao chỉ định thầu nhóm dự án này, điều này đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp xây lắp hàng đầu, có năng lực thi công các dự án lớn đặc biệt là C4G khi đã có kinh nghiệm triển khai các dự án thành phần Cao tốc Bắc Nam phía Đông giai đoạn 1 sẽ có lợi thế.
Dự án đường cất cánh sân bay Long Thành
Theo chủ đầu tư dự án là tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam thì việc đóng cọc nhà ga đã hoàn thành 90% và đã đủ điều kiện khởi công phần thân nhà ga. Vì thế bộ GTVT và bộ xây dựng sẽ tập trung thẩm định thiết kế để mời thầu trong những tháng tới. Với những kinh nghiệm của mình trong việc đã từng triển khai các dự án xây dựng và cải tạo sân bay thì C4G có lợi thế rất lớn trong bối cảnh này. Ban lãnh đạo còn kỳ vọng công ty có thể giành được khoảng 10k tỷ giá trị ký mới từ cả dự án Cao tốc bắc nam và Sân bay Long thành.
Năng lực tài chính được cải thiện
Sau đợt phát hành cho cổ đông hiện hữu đã giúp C4G giảm mạnh tỷ lệ nợ vay ròng/VCSH từ 2.9 lần xuống chỉ còn 1.3 lần vào cuối Q2/2022.
Hơn nữa, Chính phủ cũng nêu rõ cần phải giải quyết dứt điểm những vấn đề về các dự án BOT trong kỳ họp thứ 3 của Quốc hội. Bộ GTVT hiện đang phối hợp với các bên liên quan nhằm đề xuất nguồn vốn phù hợp để xem xét mua lại các dự án. Nếu nhà nước chấp thuận mua lại và giải ngân tại dự án BOT Thái Nguyên – Chợ Mới, C4G có thể kỳ vọng sẽ thu về khoảng 1,1k tỷ từ dự án này, điều này sẽ giúp tỷ lệ nợ vay ròng/VCSH giảm thấp hơn nữa xuống chỉ còn 0.8 lần, đây là một mức rất an toàn.
C4G đang đứng trước những triển vọng tốt bởi hưởng lời từ làn sóng đầu tư công nửa cuối năm 2022. Với những kinh nghiệm và vị thế lớn của mình trong lĩnh vực hạ tầng giao thông thì đây sẽ là lợi thế rất lớn cho C4G dành các dự án mới của mình. Tuy nhiên những hoạt động trong báo cáo tài chính đang cho thấy sự không rõ ràng và minh bạch, do đó đây sẽ là một yếu tố cần theo dõi trong thời gian tới nếu như đầu tư vào mã cổ phiếu này.
=> Xem thêm: Cổ phiếu ngành xây dựng có tiềm năng gì nửa cuối năm 2022 - Cổ phiếu HHV, VCG, LCG, CII, CTD, HBC