Trong chuyên mục nhận định cổ phiếu hôm nay, chúng ta cùng nhận định cổ phiếu DCM - Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau. Bài viết sẽ đưa ra những nhận định về triển vọng phát triển của DCM, rủi ro trong cạnh tranh và định giá cổ phiếu DCM.

Tổng quan về Công ty (DCM)

DCM là công ty có 10 lịch sử phát triển, là tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Như tên gọi công ty Đạm Cà Mau thì sản phẩm chính của công ty sản xuất này là phân đạm (Ure hạt đục) với công suất 800.000 tấn/năm (chiếm khoảng 75% doanh thu)

Thị phần: vì sản phẩm phân Ure có hiệu quả tốt và được ứng dụng cho nhiều sản phẩm cây lương thực, cây ăn quả, chè, cà phê, ...Nên được sử dụng nhiều tại các vùng có Đồng bằng có đất nông nghiệp rộng lớn như Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ. Bên cạnh đó thị trường xuất khẩu của Đạm Cà Mau cũng tương đối tốt tại Lào, Campuchia (chiếm phần lớn doanh thu xuất khẩu)

nhận định cổ phiếu dcm


Nhà máy của Phân bón Cà Mau: bao gồm 3 phân xưởng chính để sản xuất Ure: Amoniac, Ure, tạo hạt. Trong đó nguyên liệu để đưa vào phân xưởng Amoniac là khí thiên nhiên điều chế thành 2 nguyên liệu chính là khí Amoniac (NH3) và khí CO2 rồi đưa vào phân xưởng Ure. Tại phân xưởng Ure thì tổng hợp NH3 và CO2 để tại ra sản phẩm Ure. Cuối cùng được đem đi tạo hạt.


nhận định cổ phiếu dcm

Lợi thế cạnh tranh từ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

Là một trong những công ty con của tập đoàn Petro, với quy mô tập đoàn Petrolimex sở hữu hàng loạt các công ty và các mảng kinh doanh đa dạng liên quan đến dầu khí. Bên cạnh các mảng về khai thác, sản xuất dầu khí thì Tập đoàn còn sở hữu các công ty mảng kinh doanh mở rộng như phân bón, hóa chất, nhựa đường và dầu nhờn. Với lợi thế từ tập đoàn Phân bón Đạm Cà Mau có nguồn nguyên liệu và dịch vụ vận tải từ các công ty con trong Tập đoàn Petro

Triển vọng của mã cổ phiếu DCM

  • Sản phẩm đóng góp doanh thu chính cho DCM là phân bón Ure, và bắt đầu từ đầu năm 2021 giá phân bón đã có tốc độ tăng chóng mặt từ đầu năm. Vì nhu cầu gieo cấy của người dân đặc biệt là vào cuối năm giá phân bón Ure tăng cao lập kỉ lục với giá khoảng 18,000 đồng/bao vào giữa tháng 11. Giá các nguyên liệu như than, khí tăng mạnh trong năm góp phần làm thúc đẩy giá phân bón.

nhận định cổ phiếu dcm


  • Nguồn cung từ nhà sản xuất lớn là Trung Quốc không đáp ứng được nhu cầu thị trường quốc tế, khủng hoảng năng lượng khiến nhiều nhà máy phải tạm ngưng sản xuất. Trung Quốc cũng kiểm soát xuất khẩu phân bón để đảm bảo nhu cầu tiêu thụ trong nước.

  • Vụ Đông Xuân ở miền Nam sẽ được gieo cây trong cuối năm nay vì vậy nhu cầu phân bón còn sẽ tăng cao vào quý 4. Thị trường chính của DCM là ở miền Nam vì vậy triển vọng tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận của công ty vẫn còn triển vọng trong cuối năm 2021 và đầu năm 2022. Bên cạnh đó công suất nhà máy phân bón của DCM cũng được vừa công bố sẽ tăng công suất nhà máy đạt 112% để phục vụ nhu cầu phân bón sắp tới.

Rủi ro

  •  Những yếu tố như dịch bệnh Covid với nguy cơ từ các biến chủng mới có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty.

  • Giá nguyên vật liệu giảm khi Opec tiếp tục duy trì chính sách tăng sản lượng

  •  Chi phí logistics tăng cao đặc biệt còn khả năng tiếp tục tăng trong các tháng cuối năm, làm tăng chi phí bán hàng của công ty. Tuy nhiên với việc là công ty con của tập đoàn Dầu Khí Việt Nam có các công ty con và công ty liên kết trong lĩnh vực vận chuyển giúp  cho chi phí không tăng quá so với tăng trưởng doanh thu.

Định giá cổ phiếu dcm

Với giá phân bón tăng cao kỷ lục, hiện tại P/E của công ty đang đạt khoảng 20 thấp hơn so với trung bình ngành là 34. Mức EPS của công ty hiện tại là 1,952 và P/E kỳ vọng sẽ đạt 24 tức giá trị mục tiêu của cổ phiếu DCM là 46,800 VND.