SSI là một trong những mã cổ phiếu nổi bật trong dòng chứng khoán với cơ bản tốt và 1 vị thế lớn trong ngành. Liệu cổ phiếu SSI sẽ có triển vọng gì trong thời gian tới hay không? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé
Tổng quan doanh nghiệp
SSI được thành lập từ năm 1999, đến năm 2006 công ty được niêm yết trên sàn HNX và chỉ 1 năm sau SSI được niêm yết trên HOSE. Trong những năm qua, SSI luôn nằm trong top 5 công ty chứng khoán hàng đầu với các mảng kinh doanh chính là môi giới, đầu tư tự doanh, quản lý quỹ và ngân hàng đầu tư.
Cơ cấu cổ đông
Ông Nguyễn Duy Hưng và những người/ tổ chức có liên quan chiếm đến hơn 15% cổ phần của SSI. Bên cạnh đó là cổ đông chiến lược Daiwa Securities, công ty chứng khoán lớn thứ 2 tại Nhật Bản chiếm khoảng 16% cổ phần. Ngoài ra còn 1 số quỹ đầu tư khác chiếm khoảng 8-10% cổ phần.
Có thể thấy, cơ cấu cổ đông của SSI không thực sự cô đặc khi có đến hơn 60% cổ phần đang không được sở hữu tập trung bởi các cổ đông lớn. Tuy nhiên ở đây rủi ro về thâu tóm là không cao do chủ tịch nắm lượng cổ phần không ít, số cổ phần còn lại chủ yếu là các cổ đông chiến lược chia nhau và không quá tập trung nhiều vào 1 tổ chức nào cả. Việc có nhiều quỹ đầu tư cho thấy công ty sẽ trở nên minh bạch và rõ ràng hơn đối với các cổ đông.
=> Nắm rõ doanh nghiệp, nhìn thấu vĩ mô, biến thông tin thành lợi nhuận - Thông qua khóa học phân tích cơ bản Let Profit Run từ 17/09 - 18/09/2022. Đăng ký tại: https://takeprofit.vn/khoa-hoc/let-profit-run?source=web
Tình hình tài chính
Tài sản ngắn hạn chiếm gần 90% tổng tài sản của SSI. Trong đó có 3 khoản mục chính đó là tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi lỗ hay còn gọi là FVTPL, tài sản tài chính giữ đến ngày đáo hạn và các khoản cho vay.
Nếu nhìn vào 2 khoản mục là tài sản tài chính giữ đến ngày đáo hạn và các khoản cho vay thì có thể dễ dàng nhận ra đây là tiền gửi có kỳ hạn và lãi cho vay margin. Tỷ trọng lãi cho vay margin trong tổng doanh thu giảm so với cùng kỳ cũng là điều khá dễ hiểu khi thị trường chứng khoán đang trải qua giai đoạn sụt giảm do đó các nhà đầu tư cũng hạn chế vay margin trong giai đoạn này.
Khoản mục FVTPL hay là khoản mục tự doanh này trong Q2/2022 đạt mức 17,487 tỷ, chiếm khoảng hơn 40% tổng tài sản trong khi cùng kỳ 2021, khoản mục này chỉ đạt mức 12,725 tỷ, chiếm khoảng hơn 30% tổng tài sản.
Nếu đi sâu vào thuyết minh trong khoản mục này thì có đến hơn 16k tỷ ứng với 95% tổng khoản mục FVTPL là trái phiếu, tiền gửi và chứng chỉ tiền gửi cho thấy SSI đã linh hoạt khi thị trường trở nên không thuận lợi và cũng cho thấy công ty khá thận trọng tại thời điểm hiện tại.
Nợ phải trả của SSI chiếm đến gần 70% tổng tài sản, tuy nhiên đây được xem là mức bình thường đối với các công ty tài chính. Trong đó phần lớn là nợ vay ngắn hạn từ các ngân hàng thương mại.
Tuy nợ ngắn hạn ở mức cao tuy nhiên tỷ lệ thanh toán hiện hành của SSI vẫn ở mức 1.3, trong đó tài sản ngắn hạn của SSI thanh khoản khá cao vì thế khả năng thanh khoản của công ty là tương đối an toàn.
Kết quả kinh doanh
Doanh thu chính của SSI đến từ 4 nguồn chính:
Đầu tiên về lãi từ các tài sản chính thì nguồn thu này giảm mạnh so với quý trước khi có mức giảm lên đến 31% và cũng ghi nhận mức giảm 28% so với cùng kỳ năm 2021. Chủ yếu sự sụt giảm này đến từ việc thị trường không thuận lợi dẫn đến các khoản đầu tư của SSI đã bị sụt giảm mạnh khi đánh giá lại và phải chấp nhận bán với mức giá thấp hơn để cắt lỗ.
Nguồn thu thứ 2 là lãi từ các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn, chủ yếu ở đây là tiền gửi có kỳ hạn do đó không có quá nhiều biến động so với các quý trước và cũng chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng doanh thu khi ở mức chỉ 7.5%
Nguồn thu thứ 3 là lãi từ các khoản cho vay và phải thu, cụ thể ở đây là lãi từ cho vay margin. Nguồn thu này ghi nhận sự sụt giảm so với 2 quý gần nhất do thanh khoản thị trường trong Q2/2022 giảm mạnh và thị trường đang trong giai đoạn không tốt để thúc đẩy vay margin tăng lên.
Cuối cùng là nguồn thu từ phí môi giới cũng ghi nhận sự sụt giảm do ảnh hưởng chung của toàn ngành chứng khoán hiện nay.
Luận điểm đầu tư
Vào ngày 29/8 vừa rồi, Trung tâm Lưu Ký chứng khoán Việt Nam đã thay đổi quy trình thanh toán chứng khoán từ T+3 xuống chỉ còn T+2. Điều này sẽ giúp tăng các hoạt động giao dịch khi mà nhà đầu tư cần ít thời gian hơn để có thể xoay vòng vốn. Do đó 1 công ty chứng khoán như SSI sẽ được hưởng lợi khi phí giao dịch cũng tăng theo khi dòng vốn được xoay vòng nhanh hơn.
SSI tăng vốn để tăng trưởng
SSI mới đây đã huy động thêm vốn từ việc phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 2:1 và giá phát hành là 15,000VND/CP. Kế hoạch trên đã bị hoãn lại từ cuối năm ngoài cho đến giữa năm nay mới được thực hiện. Việc tăng vốn sẽ củng cố thêm vị trí top 1 về vốn của công ty. Bên cạnh đó sẽ gia tăng thêm lợi thế cạnh tranh so với các công ty chứng khoán khác về mảng margin khi hiện tại tỷ lệ margin/VCSH của SSI chỉ khoảng 100% cộng thêm với số vốn mới huy động sẽ giảm tỷ lệ này, gia tăng dư địa cho vay margin cho công ty.
Với những tiềm năng trong tương lai của cổ phiếu SSI là khá tốt cùng với những hành động linh hoạt trong việc thay đổi cơ cấu tài sản thì SSI là một cổ phiếu đáng lưu ý trong dòng chứng khoán hiện nay.
=> Xem thêm Stock Show #12: Bối cảnh thị trường giai đoạn này và triển vọng? Bật mí những nhóm ngành đáng chú ý