Phân tích cơ bản là một phương pháp quan trọng được sử dụng trong đầu tư chứng khoán. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu về phân tích cơ bản là gì, vai trò của phân tích cơ bản, lợi ích của phương pháp này và cách áp dụng phân tích cơ bản trong đầu tư chứng khoán. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về phân tích cơ bản và tại sao nó là một yếu tố quan trọng trong việc đánh giá cổ phiếu và các công ty.

Phân tích cơ bản là gì?

Phân tích cơ bản (Fundamental Analysis – FA) là quá trình đánh giá một công ty hoặc cổ phiếu dựa trên các chỉ số tài chính, hoạt động kinh doanh và các yếu tố khác liên quan. Phân tích cơ bản chứng khoán là một công cụ quan trọng để xác định giá trị thực của cổ phiếu và đánh giá tiềm năng tăng trưởng của công ty.

Khi phân tích cơ bản nhà đầu tư cần phải kết hợp rất nhiều yếu tố. Từ đánh giá bức tranh vĩ mô, kinh tế, tình hình ngành, theo dõi các chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ của Việt Nam và thế giới đến đánh giá các yếu tố nội tại, tình hình kinh doanh chính của doanh nghiệp.

Vai trò của phân tích cơ bản

- Vai trò của phân tích cơ bản là giúp nhà đầu tư có cái nhìn toàn diện về công ty hoặc cổ phiếu mà họ quan tâm. Phân tích cơ bản giúp nhà đầu tư hiểu về hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính, tiềm năng tăng trưởng và rủi ro của công ty. Điều này giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định đầu tư thông minh dựa trên thông tin đầy đủ và chính xác.

- Dựa vào phân tích cơ bản nhà đầu tư có thể xác định được thị trường đang trả một giá quá cao hay quá đắt so với giá trị thực tế của doanh nghiệp.

- Nếu giá thị thị trường cao hơn mức giá trị thực của cổ phiếu thì cổ phiếu sẽ được coi là định giá cao từ đó sẽ đưa ra quyết định không mua hoặc nắm giữ cổ phiếu.

- Nếu giá thị thị trường thấp hơn mức giá trị thực của cổ phiếu thì cổ phiếu sẽ được coi là định giá thấp từ đó sẽ đưa ra quyết định mua đối với cổ phiếu.

Lợi ích của phân tích cơ bản

Phân tích cơ bản mang lại nhiều lợi ích cho nhà đầu tư.

- Đầu tiên, nó giúp nhà đầu tư hiểu rõ hơn về công ty hoặc cổ phiếu mà họ quan tâm, từ đó đưa ra quyết định đầu tư thông minh.

- Thứ hai, phân tích cơ bản giúp nhà đầu tư xác định giá trị thực của cổ phiếu và đánh giá tiềm năng tăng trưởng của công ty.

- Cuối cùng, phân tích cơ bản giúp nhà đầu tư đánh giá rủi ro và tìm kiếm những cơ hội đầu tư hấp dẫn.

Phân tích cơ bản phù hợp với ai?

- Phân tích cơ bản phù hợp với mọi nhà đầu tư, từ người mới bắt đầu cho đến những người có kinh nghiệm. Đối với người mới bắt đầu, phân tích cơ bản giúp họ hiểu về công ty và cổ phiếu mà họ quan tâm. Đối với những người có kinh nghiệm, phân tích cơ bản giúp họ xác định giá trị thực của cổ phiếu và tìm kiếm những cơ hội đầu tư hấp dẫn.

- Dù bạn là ai, phân tích cơ bản là một công cụ hữu ích để đánh giá và quản lý rủi ro trong đầu tư chứng khoán.

- Một số nhà phân tích cơ bản chứng khoán kiêm nhà đầu tư nổi tiếng nhất thế giới là Warren Buffett, Benjamin Graham, John neff hay George Soros …

 

=> Ưu đãi 15 ngày trải nghiệm miễn phí toàn bộ tính năng khi Đăng ký Bộ Công Cụ Hỗ Trợ Đầu Tư của TechProfit: https://techprofit.vn/signup?utm_source=web08

Những tiêu chí trong phân tích cơ bản

Khi tiến hành phân tích cơ bản, có một số tiêu chí quan trọng mà bạn nên xem xét.

Dữ liệu được được công bố công khai, minh bạch từ các doanh nghiệp

- Các công ty công bố báo cáo tài chính quý và năm trên website chính thức của doanh nghiệp. Chúng thể hiện rõ ràng tình hình kinh doanh của doanh nghiệp qua từng quý và từng năm.

- Phân tích cơ bản sử dụng các chỉ số như doanh thu, thu nhập, tỷ số tăng trưởng trong tương lai, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, tỷ suất lợi nhuận và các dữ liệu khác của công ty để xác định giá trị cơ bản và tiềm năng tăng trưởng trong tương lai của công ty.

Giá trị nội tại

Khi phân tích cơ bản nhà đầu tư cần phải xác định được giá trị nội tại của doanh nghiệp để so sánh với giá trị thị trường.

Giá trị nội tại là giá trị của một khoản đầu tư dựa trên tình hình tài chính của công ty phát hành cũng như điều kiện kinh tế và thị trường hiện tại.

Các chỉ số tài chính quan trọng trong phân tích cơ bản

Trong quá trình phân tích cơ bản, có một số chỉ số tài chính quan trọng mà bạn nên xem xét.

Chỉ số EPS

Chỉ số EPS (Earnings Per Share) là lợi nhuận ròng (sau thuế) trên một cổ phiếu mà nhà đầu tư thu lại được. Hiểu đơn giản thì đây chính là khoản lời mà nhà đầu tư có được sau khi đã trừ đi vốn ban đầu bỏ ra để mua cổ phiếu đó.

EPS càng cao thì có nghĩa là công ty đang tăng trưởng rất tốt, cổ tức người sở hữu nhận được sẽ càng cao, theo đó giá của cổ phiếu cũng tăng lên. Nhà đầu tư có thể nhìn vào chỉ số này so sánh các đối thủ đang trong tầm ngắm và đưa ra quyết định để thu về lợi ích tốt nhất.

Có hai loại chỉ số EPS là EPS cơ bản và pha loãng

EPS cơ bản (Basic EPS) hay lãi trên cổ phiếu đo lường mức lợi nhuận mà công ty tạo ra tính trên một cổ phiếu thường. Đây là chỉ số đầu vào rất quan trọng trong việc tính chỉ số P/E. EPS cơ bản được tính bằng lợi nhuận sau thuế trừ đi cổ tức ưu đãi, tất cả chia cho số lượng bình quân gia quyền của cổ phiếu lưu hành trong kỳ.

EPS pha loãng (Diluted EPS) có thể hiểu là lãi giảm dần trên một cổ phiếu, chúng ta hiểu đơn giản là mức lợi nhuận của cổ đông sở hữu sẽ ít đi khi cổ phiếu đó có càng ngày càng nhiều người sở hữu. EPS pha loãng được tính bằng: = LN sau thuế - cổ tức cổ phiếu ưu đãi / số lượng cổ phiếu đang lưu hành + số lượng cổ phiếu chuyển đổi.

- Do số lượng cổ phiếu thay đổi liên tục nên nhà đầu tư nên dùng lượng cổ phiếu lưu hành bình quân trong kỳ thì sẽ cho ra kết quả chính xác nhất.

- Vậy chỉ số EPS bao nhiêu thì tốt? Theo một số chuyên gia nhận định, nếu chỉ số ROE của doanh nghiệp lớn hơn mức 15% trong 3 năm liên tiếp, và tiếp tục có triển vọng tăng trưởng dần trong tương lai, cùng với đó chỉ số EPS > 1500 VND (theo giá tại sàn VN cho cổ phiếu niêm yết là 10.000 VND) thì nhà đầu tư nên bỏ vốn vào những doanh nghiệp này.

Chỉ số PE

Chỉ số PE (Price to Earning Ratio) là chỉ số đánh giá mối quan hệ giữa giá thị trường của một cổ phiếu (Price) và lợi nhuận ròng trên cổ phiếu đó (EPS). Nó thể hiện việc nhà đầu tư sẵn sàng trả để mua cổ phiếu của một doanh nghiệp dựa theo lợi nhuận thu về của nó.

P/E cao thể hiện kỳ vọng của nhà đầu tư vào lợi nhuận mà cổ phiếu của doanh nghiệp mang lại sẽ tăng trưởng, nhưng đôi khi, P/E cao cũng phản ánh tình trạng kinh doanh kém hiệu quả (nhà đầu tư có thể nhìn vào các chỉ số tài chính để rút ra điều này), lúc ấy lợi nhuận ròng sẽ thấp thậm chí bằng 0.

P/E thấp tương đương với chỉ số EPS tăng, lợi nhuận ròng trên cổ phần tăng, lúc này chính là cơ hội để nhà đầu tư mua vào, vì giá của cổ phiếu đang thấp. P/E thấp cũng có thể là do một vài cổ đông thấy giá trị doanh nghiệp không ổn định, không có khả năng tăng trưởng, họ bán cổ phần đi khiến giá cổ phiếu giảm.

- Vì vậy khi sử dụng chỉ số PE hay phương pháp định giá P/E cần phải so sánh nó với mức định giá P/E trong quá khứ.

Chỉ số ROE & ROA

Chỉ số ROE và ROA là hai chỉ số cơ bản được sử dụng nhằm đánh giá hiệu suất hoạt động của một doanh nghiệp nhất định.

ROE (Return On Equity) là tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu, đây được xem là tỷ số quan trọng nhất đối với cổ đông của công ty, bởi nó đong đo khả năng sinh lời trên mỗi đồng vốn của họ.

- Chỉ số ROE được tính bằng lợi nhuận ròng dành cho cổ đông thường chia cho vốn cổ phần thường.

- Sau khi tính được ra tỷ số ROE, nhà đầu tư sẽ tiếp tục so sánh với lãi vay ngân hàng. Nếu ROE nhỏ hơn hoặc bằng lãi vay ngân hàng, thì khi công ty có khoản vay tương đương hoặc cao hơn vốn cổ đông thì lợi nhuận thu về cũng chỉ để trả cho ngân hàng.

- Nếu ROE lớn hơn lãi vay ngân hàng thì phải tìm hiểu xem công ty đã vay ngân hàng chưa, đã sử dụng hết lợi thế cạnh tranh trên thị trường chưa, để có cơ sở đánh giá liệu ROE có tăng trong tương lai hay không.

- ROE càng cao thì chứng tỏ là vốn của cổ đông được doanh nghiệp sử dụng vô cùng hiệu quả. Vậy nên chỉ số này là một yếu tố khá quan trọng để nhà đầu tư quyết định có nên mua cổ phiếu doanh nghiệp hay không.

ROA (Return On Total Assets) là thước đo khả năng sinh lời trên tổng tài sản của doanh nghiệp. Tài sản của doanh nghiệp được hình thành từ vốn chủ sở hữu và các nguồn vốn vay.

- Chỉ số ROA được tính bằng lợi nhuận ròng dành cho cổ đông thường chia cho tổng tài sản.

- Nhà đầu tư nên so sánh chỉ số ROA của mỗi công ty tương đồng lĩnh vực hằng năm để có quyết định đầu tư đúng đắn. Bên cạnh đó, cũng nên lưu ý tỷ lệ lãi suất mà doanh nghiệp phải trả cho các khoản vay.

- ROA càng cao thì doanh nghiệp đó đang thu về nhiều tiền hơn số vốn đã bỏ ra để đầu tư, điều này có nghĩa là doanh nghiệp đang hoạt động rất tốt.

Chỉ số P/B

Chỉ số P/B (Price to Book Ratio) là chỉ số dùng để so sánh giá của một cổ phiếu trên thị trường với giá trị sổ sách của cổ phiếu đó. Chỉ số này cho ta biết giá của cổ phiếu đang thấp hay cao hơn giá trên sổ sách hiện tại của doanh nghiệp.

- Chỉ số P/B được tính bằng cách lấy giá thị trường của cổ phiếu chia cho giá trên sổ sách.

Nếu P/B > 1 đồng nghĩa với việc giá thị trường đang cao hơn giá thống kê trong sổ, lúc này thị trường đang đặt nhiều kỳ vọng cho loại cổ phiếu này, doanh nghiệp được chọn có lẽ đang trên đà phát triển, nên nhà đầu tư sẵn sàng bỏ ra số tiền cao hơn để mua nó.

- Nếu P/B < 1 sẽ có hai trường hợp xảy ra: thứ nhất, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp không khả quan nên thị trường không kỳ vọng nhiều, vì thế chỉ muốn mua cổ phiếu với mức giá thấp.

- Thứ hai, lợi nhuận của doanh nghiệp vượt quá kỳ vọng của thị trường, kết quả kinh doanh tăng khiến giá cổ phiếu ghi tại sổ của doanh nghiệp cũng tăng, lúc này chính là cơ hội đầu cơ của nhà đầu tư, mua vào với giá thấp và thu về lợi nhuận cao trong tương lai.

Cũng tương tự với chỉ số P/E, khi sử dụng chỉ số P/B cần phải so sánh nó với mức định giá P/B trong quá khứ.

Các yếu tố cần chú trọng trong phân tích cơ bản cổ phiếu

- Khi phân tích cổ phiếu, nhà đầu tư sẽ xem xét bất kỳ yếu tố nào liên quan đến tình hình kinh tế và hoạt động của một công ty, gồm những con số như doanh thu và lợi nhuận, và cả các yếu tố để đánh giá chất lượng quản lý của công ty. Các yếu tố cơ bản này được nhóm lại và phân thành hai loại là: định lượng và định tính. Hai khái niệm này có thể hiểu đơn giản như sau:

- Định lượng: thông tin có thể được hiển thị bằng số và lượng.

- Định tính: các thông tin bằng chữ thể hiện bản chất hoặc chất lượng.

Những yếu tố định tính

Dưới đây là các yếu tố định tính chính của công ty mà các nhà phân tích cơ bản chứng khoán cần xem xét để đánh giá chất lượng của công ty:

Mô hình kinh doanh: Bạn cần tìm hiểu chính xác công ty đang làm gì để tạo ra doanh thu. Nếu mô hình kinh doanh của một công ty là bán gà rán, thì cần xác định doanh nghiệp đó có đang kiếm tiền từ việc bán gà không? Hay họ kiếm tiền từ việc nhận phí bản quyền và phí nhượng quyền thương mại?

Lợi thế cạnh tranh: Thành công lâu dài của một công ty chủ yếu nhờ vào lợi thế cạnh tranh và khả năng giữ vững lợi thế đó. Các doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh lớn sẽ dễ dàng vượt qua các đối thủ để tăng trưởng và thu lợi nhuận.

Đội ngũ quản lý công ty: Đây là một trong những tiêu chí quan trọng nhất để nhà phân tích cơ bản quyết định xem có nên đầu tư vào công ty không. Vì họ cho rằng, nếu không có những nhà lãnh đạo giỏi, dù công ty có mô hình kinh doanh tốt đến đâu thì cũng không thể hoạt động hiệu quả.

  • Bạn có thể tìm hiểu về đội ngũ quản lý và các thành viên hội động quản trị qua trang web của công ty, báo chí nói gì về họ. Bạn cần xem họ là ai, kinh nghiệm làm việc của họ, trình độ học vấn cũng như trình độ điều hành doanh nghiệp. Ngoài ra, bạn cũng cần tìm hiểu xem, đội ngũ quản lý do liên quan đến vấn đề pháp lý hay kiện tụng hay không.

Đạo đức kinh doanh: Đội ngũ quản lý có dính líu đến các hành vi lừa đảo, hối lộ hoặc kinh doanh không đúng đắn hay không. Google tên của họ để xem có thông tin gì bạn nên biết.

Điều hành doanh nghiệp: Để xem xét yếu tố này, bạn cần tìm hiểu về chính sách được áp dụng trong tổ chức để thể hiện mối quan hệ và trách nhiệm giữa ban quản lý, giám đốc và các bên liên quan. Công ty có hoạt động minh bạch không, đội ngũ quản lý có dính líu đến các hành vi vi phạm pháp luật không. Đặc biệt, bạn cũng cần tìm hiểu xem ban quản lý có tôn trọng quyền cổ đông và lợi ích của cổ đông hay không.

Lương nội bộ: Đội ngũ quản lý được đãi ngộ như thế nào so với các công ty đối thủ cạnh tranh. Họ nhận nhiều lương thưởng và đưa ra các quyết định chia cổ tức có lợi cho họ hay có lợi cho cổ đông.

Chính trị và các mối quan hệ: Đội ngũ quản lý có mối quan hệ gì với các cấp chính quyền hay có xuất hiện chung với những người lãnh đạo cấp quốc gia, tỉnh, thành phố hay không.

Phong cách sống: Đội ngũ quản lý có thường thể hiện về sự giàu có của mình hay không. Họ sử dụng tiền của công ty để làm việc đó hay đó là thu nhập của họ.

Giao dịch nội bộ hoặc giao dịch của cổ đông lớn: Đội ngũ quản lý và những người trong nội bộ khác có đang mua hoặc bán cổ phiếu của công ty hay không. Các cổ đông lớn có mua vào hay bán ra cổ phiếu hay không. Đội ngũ quản lý và người nội bộ, hoặc cổ đông lớn, là những người hiểu rõ nhất tình hình của công ty. Động thái mua vào hoặc bán ra của họ có thể cho bạn thấy họ đang nghĩ gì về tương lai của công ty đó.

Những yếu tố định lượng

- Các nhà phân tích cơ bản chứng khoán còn dùng những thông tin định lượng để định giá cổ phiếu và đưa ra triển vọng liệu giá cổ phiếu sẽ tăng hay giảm trong tương lai. Ở thời điểm khi bạn mới bắt đầu, bạn cần trả lời được những câu hỏi sau:

+ Doanh thu:

  • Công ty kiếm tiền bằng cách nào? Đâu là nguồn doanh thu chính? Liệu ngành này có triển vọng trong tương lai không?
  • Doanh thu 12 tháng gần nhất là bao nhiêu, xếp hạng thứ mấy trong ngành và tốc độ tăng trưởng là bao nhiêu? Bạn có thể xem các thông tin này trên app của Anfin.

Chi phí: Các nguồn chi phí chính của công ty là gì? Một công ty nên dành các nguồn chi phí chính cho việc trực tiếp tạo ra doanh thu. Nếu phần lớn chi phí không dùng cho việc tạo ra doanh thu, bạn nên xem xét lại mục đích chi tiêu của công ty có hợp lý không

Lợi nhuận: Lợi nhuận là phần còn lại sau khi lấy doanh thu trừ chi phí. Lợi nhuận ròng chính là phần sinh lời thực tế, công ty có thể dùng để tái đầu tư hoặc chia cho cổ đông. Bạn có thể xem lợi nhuận và biên lợi nhuận ròng, cũng như xếp hạng theo ngành trên app Anfin.

Các yếu tố định lượng khác bạn có thể xem xét như: các khoản nợ, tỷ lệ nợ/ vốn chủ sở hữu và khả năng trả nợ của công ty; hoặc xem xét các công ty có dành tiền cho nghiên cứu và phát triển các dự án mới không, số tiền này là bao nhiêu so với tổng chi phí, lợi nhuận.

Ưu nhược điểm của phân tích cơ bản

Bất kỳ phương pháp phân tích nào cũng có ưu và nhược điểm riêng của nó.

Ưu điểm

  • Cung cấp cơ sở cho các nhà đầu tư đưa ra những quyết định kinh doanh trong dài hạn và có quy mô lớn.
  • Giúp công ty đánh giá được chính tình hình hoạt động và điều hành của mình.
  • Giúp các nhà đầu tư nhìn rõ tiềm năng và hiệu quả tài chính của một công ty.

Nhược điểm

  • Quá trình thực hiện đòi hỏi nhiều thời gian và công sức bởi một khối lượng dữ liệu cần xử lý là rất lớn.
  • Tính chính xác phụ thuộc rất nhiều vào độ tin cậy của thông tin công ty cung cấp.
  • Kết quả không hoàn toàn chính xác do sự biến động liên tục của thị trường tài chính chứng khoán.

Phân biệt phương pháp phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật

Phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật là hai phương pháp quan trọng trong việc đánh giá và dự đoán giá trị của cổ phiếu. Phân tích cơ bản dựa trên các chỉ số tài chính và thông tin về hoạt động kinh doanh của công ty để đưa ra quyết định đầu tư. Trong khi đó, phân tích kỹ thuật dựa trên việc phân tích biểu đồ giá và các chỉ số kỹ thuật để dự đoán xu hướng giá trong tương lai. Hai phương pháp này có những ưu điểm và hạn chế riêng, nhưng khi được sử dụng kết hợp, chúng có thể mang lại hiệu quả cao trong việc đầu tư chứng khoán.

Tổng kết lại, phân tích cơ bản là một phương pháp quan trọng trong đầu tư chứng khoán. Nó giúp nhà đầu tư hiểu rõ về công ty hoặc cổ phiếu mà họ quan tâm và đưa ra quyết định đầu tư thông minh. Tuy nhiên, phân tích cơ bản yêu cầu thời gian và kiến thức để hiểu và áp dụng các chỉ số tài chính và thông tin liên quan. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về phân tích cơ bản và vai trò quan trọng của nó trong việc đầu tư chứng khoán.

 

=> Xem thêm: Cổ phiếu bất động sản đang ở chân sóng thần? Siêu cổ phiếu 2024 - DIG, NLG, KDH, PDR, TCH, CEO, DXG?