Nói về vấn đề quản trị doanh nghiệp, Coteccons có thể được coi là một case study điển hình khi được báo chí và cộng đồng đầu tư rất quan tâm tại thời điểm xảy ra sự việc. Vậy câu chuyện cụ thể là như thế nào? Hãy cùng Take Profit tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.



Nguyên nhân về sự ra đi của chủ tịch Nguyễn Bá Dương

Nguyên nhân đằng sau sự việc từ nhiệm của ông Nguyễn Bá Dương và các thành viên chủ chốt khác tại Coteccons

Câu chuyện bắt đầu từ việc Kusto bắt đầu rót vốn vào Coteccons tại thời điểm năm 2012. Việc hợp tác chiến lược giữa Coteccons và Kusto sẽ không có vấn đề gì nếu như tỷ lệ sở hữu của Kusto tại Coteccons là khá cao, chiếm khoảng 18,32% cổ phiếu đang lưu hành, ngoài ra Kusto còn sở hữu 14,67% thông qua Công ty TNHH MTV Kinh doanh và Đầu tư Thành Công. Trong khi đó, chủ tịch Nguyễn Bá Dương tại thời điểm đó chỉ nắm giữ 5,7%, một tỷ lệ quá ít đối với người điều hành công ty và so với cổ đông lớn là Kusto.

Chính từ những sự bất hợp lý từ cơ cấu sở hữu đã phát sinh rất nhiều vấn đề, đặc biệt là từ năm 2018 khi Ban lãnh đạo của Coteccons muốn sáp nhập Ricons vào công ty, trong đó Coteccons sẽ sở hữu 100% cổ phần của Ricons và đổi lại, những cổ đông của Ricons sẽ được sở hữu cổ phiếu của Coteccons trong giao dịch này. 


=> Đăng ký ngay khóa học đầu tư chứng khoán miễn phí Let's Investing tại: https://takeprofit.vn/khoa-hoc-lets-investing?source=youtube 


Quan điểm của Kusto là hầu hết những giá trị trong Ricons đều phụ thuộc vào Coteccons khi doanh nghiệp này phát triển chủ yếu từ nhân sự, uy tín và được kiểm soát bởi một số quản lý cấp cao của Coteccons. Thương vụ này sẽ không mang lại lợi ích bởi hai công ty cùng ngành nghề và phân khúc thị trường.

Ngược lại, phía Coteccons cho rằng sẽ khó đơn phương thực hiện các dự án lớn khi thị trường ngày càng phát triển và cạnh tranh gay gắt. Coteccons sẽ cần những công ty vệ tinh và các đội ngũ có trình độ cao, việc sáp nhập sẽ giúp Coteccons gia tăng được thị phần và sẽ có trong tay 3 trong 5 công ty xây dựng lớn nhất Việt Nam tại thời điểm đó.

Tuy nhiên, Kusto phân tích rằng một số thành viên trong Ban lãnh đạo của Coteccons đang nắm giữ đồng thời các chức vụ quản lý quan trọng tại Ricons. Doanh nghiệp này ngoài tư cách nhà thầu phụ của Coteccons còn là đối thủ cạnh tranh trực tiếp trong lĩnh vực tổng thầu, thiết kế và thi công. Điều này mang đến những câu hỏi là liệu Ban lãnh đạo sẽ chọn công ty đấu thầu cho dự án ra sao, lợi nhuận được phân bổ như thế nào? Thực tế trước đó đối với trường hợp sáp nhập của Unicons đã khiến lượng sở hữu của các lãnh đạo trong Coteccons tăng lên đáng kể và nếu kịch bản này lặp lại với Ricons thì Chủ tịch Nguyễn Bá Dương và những người có liên quan sẽ có ưu thế về sở hữu. 

Đỉnh điểm của sự căng thẳng

Từ những sự lo ngại về việc xung đột lợi ích như vậy, Kusto đã yêu cầu tổ chức họp Đại hội Đồng Cổ đông Bất thường với mục đích bãi nhiệm Chủ tịch Nguyễn Bá Dương và Tổng Giám đốc Nguyễn Sỹ Công. Đồng thời, một cổ đông lớn khác là The 8th Pte Ltd, cổ đông đang nắm giữ khoảng 10,42% cổ phần của Coteccons đã gửi thư đến HĐQT Coteccons để yêu cầu bãi nhiệm 2 thành viên HĐQT Coteccons là ông Nguyễn Bá Dương và ông Nguyễn Sỹ Công. 

Vào ngày 6/10/2020, ông Nguyễn Bá Dương đã chính thức từ nhiệm khỏi vị trí Chủ tịch Coteccons, đồng thời những nhân vật chủ chốt khác cũng chính thức rút khỏi Coteccons, kết thúc một kỷ nguyên lẫy lừng của mình tại công ty xây dựng số 1 Việt Nam tại thời điểm đó và đồng thời cũng kết thúc cuộc chiến quyền lực tại Coteccons.


=> Tham khảo: Khóa học đầu tư chứng khoán miễn phí Let's Investing - Hướng dẫn đầu tư chứng khoán hiệu quả