Tổng quan tình hình kinh tế Việt Nam tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2025

Tháng 5 năm 2025 chứng kiến nhiều biến động đáng chú ý trong các chỉ số vĩ mô, đặc biệt là báo cáo vĩ mô tháng 5 2025 cho thấy những biến động đáng kể trong lạm phát tháng 5 2025doanh thu dịch vụ tiêu dùngchỉ số sản xuất công nghiệp IIP tháng 5 2025xuất khẩu nhập khẩu tháng 5 2025, và tỷ lệ giải ngân đầu tư công 2025.

TechProfit sẽ giải đáp các câu hỏi: Liệu lạm phát có vượt ngưỡng kiểm soát của Ngân hàng? Xu hướng tiêu dùng và đầu tư ra sao? Các nhà đầu tư chứng khoán nên lưu tâm tới những yếu tố vĩ mô nào trong giai đoạn tới?

Các chỉ số vĩ mô quan trọng

Lạm phát tháng 5 2025 và lãi suất tháng 5

Chỉ số CPI tháng 5/2025 tăng 0,16% so với tháng trước, tăng 1,53% so với tháng 12/2024 và tăng 3,24% so với cùng kỳ năm trước. Trung bình 5 tháng đầu năm, CPI tăng 3,21%, lạm phát cơ bản tăng 3,10%.

Nguyên nhân chính:

  • Giá thịt lợn tăng 8% yoy do dịch bệnh và luật chăn nuôi mới, dịch bệnh làm giảm sản lượng suy giảm. 
  • Giá thuê nhà tăng 7.6% do giá bất động sản đang có xu hướng tăng, vật liệu xây dựng, điện sinh hoạt và ăn uống ngoài gia đình cũng tăng.
  • Giá dầu giảm giúp giao thông hạ nhiệt nhưng đầu tháng 6 bắt đầu quay đầu tăng cần chú ý trong thời gian tới.

Đánh giá: CPI vẫn đang nằm trong kiểm soát, chưa tạo áp lực buộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tăng lãi suất tháng 5, nhưng xu hướng này cần theo dõi trong quý III/2025.

Chỉ số sản xuất công nghiệp IIP tháng 5 2025

  • IIP tháng 5 tăng 4,3% MoM, tăng 9,4% YoY.
  • Trung bình 5 tháng: tăng 8,8%, nhóm chế biến chế tạo tăng 10,8%.

Đánh giá: Phục hồi mạnh trong sản xuất, đặc biệt chế biến chế tạo nhưng chưa đạt tốc độ trước dịch Covid

Doanh thu dịch vụ tiêu dùng

  • Tháng 5: 574,9 nghìn tỷ, tăng 10,2% YoY.
  • 5 tháng đầu năm: 2.851,4 nghìn tỷ, tăng 9,7%.

Đánh giá: Cao hơn 2024 (8,8%), phục hồi tích cực nhưng chưa đạt mức trước COVID-19.

Xuất khẩu nhập khẩu tháng 5 2025 và cán cân thương mại

Xuất khẩu, nhập khẩu

  • Xuất khẩu tháng 5: 39,6 tỷ USD (+5,7% MoM)
  • Nhập khẩu tháng 5: 39,04 tỷ USD (+5,9% MoM)
  • Lũy kế 5 tháng: Xuất khẩu 180,23 tỷ (+14,0%), nhập khẩu 175,56 tỷ (+17,5%)

Đánh giá: Phục hồi tốt, đặc biệt trong khu vực FDI. Tuy nhiên, cán cân thương mại đã thu hẹp.

Tác động lên tỷ giá

  • Xuất siêu 4,67 tỷ USD, giảm so với cùng kỳ 2024 (8,71 tỷ USD).
  • USD tăng 2,59% so với cuối 2024.

Tỷ lệ giải ngân đầu tư công 2025 và vốn FDI

Giải ngân đầu tư công

  • Tháng 5: 55,4 nghìn tỷ (+15,3% YoY)
  • 5 tháng: 221,8 nghìn tỷ, bằng 24,3% kế hoạch năm (+17,5%)

Đánh giá: Cao hơn mong đợi, hỗ trợ tăng trưởng GDP, kích cầu nội địa.

Vốn FDI

  • Giải ngân 5 tháng: 8,9 tỷ USD (+7,9%)
  • Đăng ký mới, góp vốn: 18,39 tỷ USD (+51,2%)

Đánh giá: Động lực cho chế biến chế tạo, chuyển giao công nghệ, việc làm.

Các yếu tố tác động đến du lịch và tiêu dùng

Khách quốc tế

  • Tháng 5: 1,53 triệu lượt (+10,5% YoY)
  • 5 tháng: 9,2 triệu lượt (+21,3%)

Đánh giá: Phục hồi nhất là khách đường hàng không (+23,6%). Đóng góp cho tiêu dùng, dịch vụ, việc làm.

Tăng trưởng tiêu dùng

  • Có xu hướng hồi phục tốt theo doanh thu dịch vụ tiêu dùng, song chưa đạt tốc độ bên vững trước đại dịch.

Kết luận

Tổng hợp các yếu tố trong kinh tế vĩ mô Việt Nam cho thấy nhiều tín hiệu tích cự: lạm phát tháng 5 2025 đang trong tầm kiểm soát, tỷ lệ giải ngân đầu tư công 2025 được đẩy mạnh, và vốn FDI tiếp tục duy trì tăng trưởng. Tuy nhiên, nhiều thách thức vẫn hiện hữu từ dịch bệnh lợn, biến động lãi suất tháng 5, đến nguy cơ suy yếu PMI. Các nhà đầu tư chứng khoán cần theo dõi sát biến động vĩ mô để có quyết định hợp lý trong giai đoạn tới.

Góp phần duy trì động lực sản xuất, chuyển giao công nghệ, tạo việc làm.